Tim đập nhanh là tình trạng thường gặp và ảnh hưởng đến sức khỏe của bất kỳ độ tuổi nào. Vậy tim đập nhanh là biểu hiện của bệnh gì là câu hỏi của nhiều người. Tim đập nhanh do hồi hộp hoặc hoạt động quá sức thì bình thường không sao cả. Nhưng nếu khi bạn không làm gì nặng, không bị hồi hộp mà tim vẫn đập nhanh và diễn ra liên tục thì đó lại cảnh báo bạn bị bệnh lý về tim mạch nguy hiểm. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem tim đập nhanh là biểu hiện của bệnh gì.
* Các nguyên nhân gây ra tim đập nhanh
+ Các nguyên nhân do bệnh lý:
- Mắc bệnh cao huyết áp dài kỳ.
- Van tim không làm đúng chức năng.
- Lưu thông máu gặp sự cố trục trặc.
- Viêm màng ngoài tim, các túi xơ bao tim.
- Viêm cơ tim.
- Mắc bệnh tim vành.
- Bộ phận tạo nhịp của tim làm việc kém.
- Không đủ lượng oxy cung cấp cho cơ tim.
- Mắc bệnh rối loạn tuyến giáp.
- Mắc bệnh rối loạn máu, ví dụ như máu đông.
- Khuyết tật buồng tim trên.
- Từng mắc bệnh đau tim một hoặc nhiều lần.
- Chế độ ăn uống không đầy đủ hoặc quá nhiều muối.
- Mất cân bằng điện giải.
- Mắc bệnh về phổi, như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Khả năng đàn hồi mô phổi kém, ảnh hưởng đến chức năng của tim.
+ Trường hợp tim đập nhanh tạm thời có thể do các nguyên nhân sau:
- Thiếu vitamin.
- Thiếu máu.
- Sử dụng một số thuốc chữa bệnh.
- Dùng thuốc chữa bệnh, thuốc bổ quá liều.
- Quá căng thẳng, sợ hãi, lo lắng.
- Nhiễm trùng, sốt cao.
- Ăn quá no, lạm dụng các chất kích thích như: trà, cà phê, thuốc lá...
- Gắng sức quá mức, ví dụ như leo núi, mang vác vật nặng.
* Tim đập nhanh là biểu hiện của bệnh gì?
Từ các nguyên nhân gây ra bệnh trên chúng ta thấy được tim đập nhanh là biểu hiện của 1 số bệnh tim mạch như: bệnh cao huyết áp, van tim, viêm màng tim, viêm cơ tim, mắc bệnh mạch vành, bệnh tuyến giáp, rối loạn máu, thiếu oxy cho tim, … Nếu mà phát hiện mình bị tim đập nhanh liên tục chúng ta cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa khám và có hướng điều trị kịp thời nhất.
* Cách phòng bệnh tim đập nhanh
Để phòng ngừa bệnh tim đập nhanh người bệnh nên thay đổi lối sống và thực đơn cho phù hợp, tránh dùng các loại thức ăn, đồ uống có thể gây tăng nhịp tim, lạm dụng rượu bia, thuốc lá, thuốc bổ, tăng cường luyện tập giảm béo, áp dụng các liệu pháp giảm stress như: tập dưỡng sinh, ngồi thiền, yoga, đi bộ, bơi lội, liệu pháp giao tiếp, tăng cường cuộc sống giao lưu, vận động, tiếp xúc cộng đồng để làm cho cuộc sống có ý nghĩa, sống vui, khỏe để cuối cùng làm giảm nhịp tim và hạn chế bệnh cho tim.
Nếu bị mắc các bệnh lý về tim mạch đã được bác sĩ chuẩn đoán bạn nên tìm hiểu thêm về các loại thực phẩm chức năng bổ tim mạch để bổ sung. Các dòng sản phẩm này hiện nay trên thị trường rất nhiều bạn nên chọn các sản phẩm nhập khẩu thì chất lượng đảm bảo hơn. Bạn có thể tham khảo một số dòng sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng như Bi-Q10, Bi-Cozyme, Rutozym,…
Có thể bạn quan tâm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét