Bạn luôn cảm thấy khó thở, bạn bị tim đập nhanh, bạn chưa biết nguyên nhân tại sao. Nguyên nhân tim đập nhanh khó thở và cách khắc phục là câu hỏi của nhiều người. Tim đập nhanh khó thở do rất nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm chứng rối loạn nhịp tim, rung nhĩ, suy tim, thiếu máu cơ tim và sự thay đổi nội tiết tố ở nữ giới. Người khỏe mạnh khi vận động cường độ cao hoặc có tâm trạng bất ổn, cảm xúc mãnh liệt cũng có thể bị tim đập nhanh và khó thở nhưng đó chỉ là những triệu chứng tức thời. Còn nếu bất kể lúc nào cũng thế thì nguyên nhân lại là bệnh lý về tim. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu các nguyên nhân tim đập nhanh gây khó thở.
* Nguyên nhân tim đập nhanh gây ra khó thở
Trong cơ thể người, trái tim và phổi có mối quan hệ mật thiết bởi hệ tuần hoàn và hô hấp ảnh hưởng trực tiếp đến nhau và ảnh hưởng đến sự sống còn của người bệnh. Chẳng hạn như khó thở thường là do sự tích tụ chất lỏng trong phổi hoặc tim phải, khiến tim đập nhanh hơn để chống lại áp lực này. Khi tim đập nhanh hơn, phổi cũng phải làm việc tích cực hơn để đảm bảo lượng máu lên phổi phải nhận đủ oxy trước khi về tim và bơm đi khắp cơ thể.
+ Bệnh tim mạch: Một loạt các vấn đề về tim mạch có thể gây ra tình trạng tăng nhịp tim và khó thở ở bệnh. Các vấn đề thường gặp này bao gồm các rối loạn nhịp tim như rung nhĩ, rung thất; rối loạn thần kinh tim hoặc các bệnh lý khác như tăng huyết áp, viêm màng trong tim, viêm cơ tim, tràn dịch màng tim đều có thể gây tim đập nhanh, khó thở. Khó thở và nhịp tim nhanh cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tim nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim sung huyết.
- Bệnh suy tim: Khó thở là triệu chứng thường gặp nhất đối với bệnh suy tim, lúc này chức năng co bóp của tim bị suy giảm nghiêm trọng. Suy tim là tình trạng cơ tim không đảm bảo được nhu cầu về cung cấp lượng tuần hoàn. Các hình thái suy tim cũng khác nhau như suy thất trái, thất phải, suy cả hai thất, các cấp độ khác nhau: suy nhẹ, suy vừa và suy nặng. Nguyên nhân chủ yếu gây ra suy tim có thể do bệnh tim mắc phải, rối loạn nhịp tim và một số bệnh ở ngoài tim như: tăng huyết áp, thiếu máu nặng do mất máu cấp, do tan máu cấp, bệnh cường giáp, ngộ độc…
Lúc đầu người bệnh sẽ có cảm giác bị khó thở khi gắng sức, về sau hiện tượng này xuất hiện từng cơn, có khi khó thở đột ngột, có khi khó thở tăng dần. Hiện tượng ho cũng rất phổ biến ở bệnh suy tim. Ho hay xảy ra vào ban đêm khi bệnh nhân gắng sức, ho khan, có khi có đờm lẫn máu.
- Bệnh rối loạn nhịp tim: Rối loạn nhịp tim là hiện tượng khi nhịp tim chậm xuống dưới 60 nhịp/phút, có nguy cơ không cung cấp đủ máu ra hệ tuần hoàn, tuy nhiên với những người thường xuyên hoạt động thể thao, nhịp tim của họ có thể thấp dưới 60 nhịp/phút. Rối loạn nhịp chậm có những biểu hiện như cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực, nhịp tim đập cách quãng trong giây lát, khó thở – thở nhanh nông, nhịp tim đập loạn xạ, hay nhiều nhịp cách quãng xuất hiện trong thời gian ngắn, đau ngực, choáng váng, hoa mắt,nhịp tim đập dồn dập hoặc đập tăng dần, hụt hẫng, đau đầu nhẹ dai dẳng. Có 2 loại rối loạn nhịp tim là rối loạn nhịp tim chậm và rối loạn nhịp tim nhanh.
+ Bệnh hô hấp: Tương tự như trong một số bệnh tim mạch, sự tích tụ dịch ở phổi cũng có thể gây khó thở và nhịp tim nhanh, tình trạng này còn được gọi là tràn dịch màng phổi, có thể gây ra bởi nhiễm trùng phổi hoặc mô phổi bị kích thích. Một số vấn đề khác như viêm phổi, nhiễm trùng hô hấp trên, đông máu, bệnh hen suyễn, viêm phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính, dị vật đường thở… đều có thể là nguyên nhân gây tim đập nhanh, khó thở.
+ Vấn đề tâm lý, cảm xúc: Một số vấn đề về tâm lý, cảm xúc có thể khiến người bệnh có cảm giác tim đập nhanh, khó thở, nghẹn lên ở cổ họng, đánh trống ngực. Những vấn đề tâm lý cảm xúc đó thường là do một đợt hoảng loạn, rối loạn lo âu lan tỏa (stress mạn tính) hoặc phản ứng stress cấp tính, các trạng thái tiêu cực của cảm xúc như vui buồn quá mức, quá kích động, phấn khích…
+ Một số nguyên nhân khác:
- Do thuốc: Tác dụng phụ của một số thuốc hoặc sử dụng thuốc quá liều có thể là nguyên nhân có thể gây khó thở và nhịp tim nhanh.
- Bệnh cường giáp (Basedow): Gây ra sốt, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, khó thở.
- Thiếu máu: do thiếu sắt hoặc do dị tật hồng cầu hình liềm gây mệt mỏi, da tái xanh, tim đập nhanh hơn, tăng tốc tuần hoàn máu để đảm bảo nhu cầu oxy của cơ thể.
- Sốc phản vệ: phản ứng dị ứng nghiêm trọng khiến người bệnh khó thở, kéo theo nhịp tim nhanh, khó thở.
- Hạ đường huyết: gây tim đập nhanh, khó thở kèm theo đói cồn cào, vã mồ hôi, da nhợt nhạt…
- Mất nước: do tiêu chảy nặng, sốt cao, chấn thương gây mất máu nhiều…
- Lạm dụng chất kích thích: như cà phê, rượu bia, thuốc lá, ma túy…
- Nhiễm độc: cyanua, ricin (hạt thầu dầu), chì...
* Cách khắc phục tim đập nhanh gây khó thở
Tùy vào từng nguyên nhân mà chúng ta có các hướng điều trị khác nhau. Nếu bị một số bệnh về tim mạch như:
+ Bệnh động mạch vành, thiếu máu cơ tim: Sau khi chẩn đoán chính xác bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, bác sỹ sẽ chỉ định thuốc điều trị và khuyên thay đổi lối sống để giảm triệu chứng tim đập nhanh khó thở mệt mỏi, đau ngực. Nếu mức độ bệnh nặng bạn sẽ được chỉ định phẫu thuật động mạch vành.
+ Tim đập nhanh khó thở do rối loạn nhịp tim, rung nhĩ: Bác sỹ có thể chỉ định thuốc tây y hoặc phẫu thuật, tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của bệnh rối loạn nhịp tim. Nếu dùng thuốc không đáp ứng, người bệnh có thể phải phẫu thuật cấy máy khử rung tim hoặc đốt điện tim.
+ Suy tim gây tim đập nhanh khó thở: Bác sỹ có thể chỉ định thuốc điều trị hoặc phẫu thuật để ngăn ngừa tổn thương cơ tim và nâng cao chức năng tim.
+ Hẹp hở van tim cũng có thể làm tim đập nhanh: Thông thường bệnh van tim mức độ nhẹ hoặc trung bình thường được chỉ định thuốc tây y để giảm triệu chứng và ngăn ngừa hở van nặng hay tiến triển thành suy tim.
Còn những nguyên nhân khác:
- Tâm lý lo lắng căng thẳng, sợ hãi hoặc stress dài ngày, rối loạn lo âu: thường làm tăng nhịp tim, khó thở, vã mồ hôi, run chân tay, buồn nôn, đau dạ dày… Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể dùng thuốc điều trị, liệu pháp tâm lý và tập hít sâu thở chậm, các bài tập thư giãn.
- Tác dụng phụ của thuốc: Nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc nào mà chứng rối loạn nhịp tim nhanh xảy ra, bạn nên thông báo với bác sỹ đã chỉ định thuốc đó cho bạn để đổi loại thuốc khác ít tác động lên tim hơn. Bạn không nên tự ý ngưng thuốc điều trị mà chưa được hướng dẫn của bác sỹ, vì khi đó các bệnh khác của bạn sẽ nặng hơn.
- Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ: Nếu chứng rối loạn nhịp tim của bạn vẫn kéo dài, đặc biệt trong độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh, hãy tìm đến bác sỹ để được chẩn đoán và điều trị giúp giảm bớt tác động trên tim của hormon nữ.
- Lối sống không lành mạnh: Nếu bạn thấy lối sống của mình chưa thực sự điều độ và có một trong số các thói quen xấu kể trên, hãy tập thể dục bằng cách hít sâu thở chậm, đi bộ, ngồi thiền, yoga… để giữ tâm lý thư thái; đồng thời nên loại bỏ chất kích thích có hại cho sức khỏe tim mạch.
- Các bệnh lý khác: Sốt cao, huyết áp thấp, tụt đường huyết, bệnh basedow, cường giáp, lupus cũng là nguyên nhân khiến tim đập nhanh, khó thở. Bạn nên tới thăm khám tại bệnh viện nếu có hiện tượng nhịp tim nhanh, kèm theo trống ngực, khó thở từ 3-5 ngày, bác sỹ sẽ chỉ định một số xét nghiệm cần thiết cũng như thuốc điều trị phù hợp.
Tim đập nhanh khó thở sẽ không nguy hiểm nếu bạn xác định được nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp. Hãy lắng nghe trái tim mình và tìm đến các chuyên gia y tế ngay khi có những dấu hiệu bất thường. Có những người bị nhịp tim nhanh, thậm chí lên 160 lần/phút đã cải thiện được sức khỏe nhờ kiên trì điều trị và tìm ra các giải pháp điều trị phù hợp.
Mách bạn:
Bi-Q10 – Sức khỏe tim mạch cho mọi nhà
Bi-Q10 hiệu quả cao và an toàn cho:
- Người bị các bệnh về tim mạch: suy tim, thiếu máu cơ tim,…
- Người bị xơ vữa động mạch, bệnh cơ tim
- Người bị động mạch vành
- Người bị bệnh tim mạn tính, rối loạn nhịp tim
Bi-Q10 - Giúp chống các gốc tự do, chống xơ vữa động mạch, cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng cường sinh lực, sức bền, chống lão hóa, kéo dài sự trẻ trung cho người bình thường.
Chi tiết xem tại Website: TPCN: Bi-Q10 - Bổ Tim Mạch, cải thiện sức khỏe tim mạch - Lọ 60 viên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét