Tai biến mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm hàng đầu hiện nay. Vậy cách điều trị bệnh tai biến mạch máu não an toàn hiệu quả là câu hỏi của nhiều người. Bệnh nhân tai biến nếu sống sót thường gặp nhiều di chứng, là gánh nặng lớn cho gia đình và xã hội. Vì vậy, hiểu biết thấu đáo về căn bệnh này sẽ giúp chúng ta có biện pháp phòng ngừa và điều trị tốt nhất. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu về bệnh tai biến mạch máu não và cách điều trị tai biến mạch máu não.
* Tai biến mạch máu não là gì?
Tai biến mạch máu não hay còn được gọi là đột quỵ. Là bệnh lý tổn thương một phần não xảy ra đột ngột do mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ. Máu mang ôxy và chất dinh dưỡng lên nuôi não. Khi thiếu máu nuôi, não sẽ ngưng hoạt động rồi chết đi trong vòng vài giây đến vài phút. Phần nào của não bị chết thì phần cơ thể tương ứng do nó điều khiển sẽ không hoạt động được, biểu hiện bằng liệt nửa người, tê và mất cảm giác nửa người, nói khó hoặc không nói được, hoặc hôn mê... Tai biến mạch máu não là hậu quả của những bệnh tim mạch như tăng huyết áp, vữa xơ động mạch, rối loạn nhịp tim trong các bệnh về van tim. Tai biến mạch máu não gồm 3 loại: Cơn thiếu máu thoáng qua; nhũn não; xuất huyết não.
+ Cơn thiếu máu thoáng qua: thường là tai biến thoáng qua kéo dài 5-10 phút, khu trú, không để lại di chứng. Bệnh nhân cảm thấy giảm cơ lực hay liệt nhẹ, nói khó, chóng mặt.
+ Nhũn não là do tắc một nhánh động mạch não thường xuất hiện đột ngột gây liệt nhẹ sau đó dần dần nặng lên dẫn đến hôn mê và có thể tử vong.
+ Xuất huyết não là do vỡ một động mạch trong não. Thường xảy ra đột ngột với các dấu hiệu hôn mê ở nhiều mức độ khác nhau, liệt nửa người, liệt nửa mặt. Ngoài ra còn tùy vị trí chảy máu trong não mà có những triệu chứng khác nhau. Xuất huyết não thường nặng hơn, dễ tử vong ngay, tiên lượng xấu hơn. Bệnh khởi phát đột ngột, phần lớn gây tử vong nhanh chóng hoặc để lại di chứng tàn phế nghiêm trọng.
* Các nguyên nhân gây ra tai biến mạch máu não
+ Bệnh tim mạch: Nhồi máu não liên quan đến cơ chế lấp mạch hoặc nói lên một bệnh lý thành mạch kết hợp với một bệnh tim. Bệnh nhân rung nhĩ khiến nguy cơ nhồi máu não tăng lên 4-5 lần. Các bệnh tim khác như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, suy tim xung huyết, đau thắt ngực, dày thất trái kết hợp với yếu tố tuổi hoặc tăng huyết áp góp phần làm tăng nguy cơ nhồi máu não.
+ Tăng huyết áp: Là yếu tố nguy cơ hàng đầu của tai biến mạch máu não. Khi huyết áp ở mức 160/95 mmHg thì tỉ lệ đột quỵ tăng từ 2,9 lần (nữ) và 3,1 lần (nam) so với những người có huyết áp bình thường. Có nghiên cứu cho rằng khi huyết áp ở mức ranh giới (tức huyết áp tối đa 140-159 mmHg, huyết áp tối thiểu 90-94 mmHg) thì nguy cơ mắc bệnh đã tăng lên 50%. Do đó, đối với người cao tuổi ngay cả khi huyết áp mới tăng nhẹ cũng cần được theo dõi chặt chẽ và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, không phải lúc nào huyết áp tăng cao cũng gây ra tai biến mạch máu não. Nghiên cứu Framingham về Tim (tại Mỹ) đã theo dõi 500 trường hợp tai biến mạch máu não trong 38 năm, kết quả cho thấy chỉ 36% nam và 41% nữ có huyết áp tâm thu 160 mmHg. Như vậy, khoảng 60% trường hợp tai tai biến mạch máu não xảy ra ở nhóm chưa được tính là tăng huyết áp (tức <160 mmHg).
+ Đái tháo đường: Đây là yếu tố làm tăng tình trạng xơ vữa động mạch não. Nghiên cứu Honolulu cho thấy đái tháo đường làm nguy cơ tai biến tăng 1,4-2 lần. Phối hợp với tăng huyết áp, đái tháo đường làm tỉ lệ mới mắc nhồi máu não tăng cao.
+ Stress: Gây nên những tác động bất lợi cho động mạch não. Những người luôn trong tình trạng căng thẳng, bi quan chán nản, hồi hộp lo âu, nghĩ ngợi tính toán và dễ xúc động thì dễ bị tai biến xơ vữa. Khi xảy ra stress thì nhịp tim yếu đi, động mạch não co lại làm tái mặt, rối loạn nhịp tim, giao động huyết áp. Nếu stress xảy ra trên bệnh nhân tăng áp hoặc xơ vữa động mạch thì nguy cơ tai biến mạch máu não tăng.
+ Thuốc lá: Thuốc lá làm tăng nguy cơ cả nhồi máu não và xuất huyết não. Ở người hút 1 gói thuốc/ ngày thì nguy cơ này tăng gấp 2,5 lần so với người không hút thuốc lá. Tuổi càng trẻ thì nguy cơ này càng cao, nữ nguy cơ cao hơn nam. Nguy cơ trên xảy ra là do thuốc lá làm thay đổi thành phần lipid máu, nhất là làm giảm tỉ lệ HDL lipoprotein. Ngoài ra, thuốc lá còn làm tăng độ nhớt của máu, tăng kết dính tiểu cầu, tăng fibrinogen... Ngừng hút thuốc sẽ giảm nhanh tỉ lệ mắc bệnh.
+ Rượu: Người ta thấy rằng việc tiêu thụ rượu tăng 10% góp phần làm tăng đột quỵ não mới lên 29% và tăng tì lệ tử vong lên 16%. Tuy vậy, vẫn còn nhiều ý kiến trái ngược nhau về vai trò của rượu bởi có nhà khoa học lại cho rằng một lượng rượu nhất định (10- 30g ethanol/ngày) có tác dụng hạn chế đột quỵ não.
* Các triệu chứng của tai biến mạch máu não
Bệnh nhân bị đột quỵ não thường nặng, có nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong. Nguyên nhân chủ yếu do bệnh nhân không phát hiện sớm để xử lý kịp thời. Vì thế, nắm bắt rõ những biểu hiện của bệnh để xử lý sớm đột quỵ não tại nhà là vô cùng quan trọng
Sự xuất hiện của các cơn thiếu máu não thoáng qua là dấu hiệu sớm nhất, với triệu chứng chân tay tê liệt, rối loạn thị giác, khó nói, đau đầu chóng mặt, ngáp nhiều… Những triệu chứng này có thể xảy ra một tháng trước khi cơn đột quỵ thực sự xuất hiện và hồi phục nhanh trong vòng vài phút hoặc vài giờ. Chính điều đó khiến nhiều người lầm tưởng rằng cơ thể căng thẳng, mệt mỏi, hoặc thiếu máu thông thường nên chủ quan không theo dõi và khám chữa, đến khi bị đột quỵ não thực sự thì đã quá muộn.
Sau đây là dấu hiệu điển hình của cơn đột quỵ não thực sự:
+ Khó đi bộ: Có thể vấp ngã hoặc chóng mặt đột ngột, mất thăng bằng hoặc mất phối hợp.
+ Vấn đề với tầm nhìn một hoặc cả hai mắt: Có thể đột nhiên bị mờ hoặc tối, hoặc có thể nhìn đôi, cảm giác ruồi bay trước mắt.
+ Vấn đề với nói và hiểu có thể trải nghiệm sự nhầm lẫn: Nói khó hoặc là không thể giải thích những gì đang xảy ra (mất ngôn ngữ). Hãy cố gắng lặp lại một câu đơn giản, nếu không thể là dấu hiệu của đột quỵ.
+ Tê liệt hoặc tê, yếu ở một bên của cơ thể/ khuôn mặt đột ngột: Cố gắng nâng cao cả hai tay trên đầu cùng một lúc, nếu một cánh tay bắt đầu yếu, có thể là dấu hiệu đột quỵ. Tương tự như vậy, một bên miệng có thể trễ xuống khi cố gắng để cười.
+ Nhức đầu: Bất ngờ nhức đầu nghiêm trọng, có thể kèm theo nôn mửa, chóng mặt hoặc thay đổi ý thức, là biểu hiện cho biết đang có cơn đột quỵ.
+ Xuất hiện những “khoảng vắng”: thỉnh thoảng bệnh nhân như mất hẳn sự kiểm soát của chính mình. Đang nói bỗng mất ngang trong giây lát mới lại tiếp tục được câu chuyện. Để rơi vật dụng trong tay mà không biết để rồi vài giây sau mới sực nhớ ra và nhặt lên.
+ Bệnh nhân đột nhiên mất định hướng trong vài phút, vài giờ. Thoáng quên, thoáng điếc, mất định hướng về không gian và thời gian.
* Cách điều trị tai biến mạch máu não
Khi cơn đột quỵ (tai biến mạch máu não) xảy ra, việc cấp cứu điều trị phải được tiến hành khẩn trương theo đúng quy trình, việc vận chuyển bệnh nhân cũng cần đảm bảo an toàn. Khi đến bệnh viện, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định các cách điều trị sau:
+ Sử dụng các thuốc chống kết tập tiểu cầu: thuốc tiêu biểu trong nhóm này là aspirin, có tác dụng làm giảm sự lan rộng của huyết khối động mạch, là loại thuốc cơ bản để điều trị dự phòng và điều trị tắc mạch. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc Ticlopidin an toàn hơn và có hiệu quả tương tự aspirin, nhưng đắt tiền, hoặc thuốc Clopidogrel đỡ tác dụng kích thích đường tiêu hoá hơn aspirin. Người bệnh cũng có thể dùng Aspirin kết hợp với Dipyridamol có hiệu quả tương tự clopidogrel, tác dụng gấp đôi aspirin, ít tác dụng phụ hơn.
+ Điều trị chống đông máu: làm giảm sự tạo thành thrombin và giảm cục máu đông giàu fibrin trong đột quỵ cấp tính, với các loại thuốc Heparin (điều trị giai đoạn cấp, bán cấp) hoặc Warfarin (điều trị dự phòng, tiêm dưới da).
+ Điều trị làm tiêu cục máu đông: làm tiêu cục huyết khối gây tắc mạch nguyên phát hoặc thứ phát.
+ Dùng các thuốc bảo vệ tế bào thần kinh.
+ Phẫu thuật điều trị tai biến bao gồm các phương pháp: Tạo hình động mạch não qua da; làm tiêu cục máu đông gây tắc mạch; nong rộng lòng mạch ở các động mạch bị hẹp; điều trị các đoạn phình mạch, dị dạng động – tĩnh mạch bằng kỹ thuật gây tắc mạch hoặc nút mạch; kỹ thuật khai thông động mạch; kỹ thuật loại bỏ các cục máu tụ, giảm ép não bằng phẫu thuật; kỹ thuật điều trị các u mạch, dị dạng mạch bằng phẫu thuật định vị.
+ Xu hướng sử dụng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên trong hỗ trợ điều trị bệnh. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại sản phẩm có nguồn gốc được chiết xuất từ thiên nhiên giúp phòng và điều trị tai biến mạch máu não. Điển hình trong các dòng sản phẩm đó phải kể đến sản phẩm Bi-Cozyme giúp phòng và điều trị tai biến mạch máu não được sản xuất tại Mỹ và được BNC medipharm xin phép Bộ Y tế nhập khẩu về Việt Nam phân phối. Bi-Cozyme đươc chiết xuất 100% từ các thảo dược tự nhiên bao gồm: Nattokinase 20000 FU/g (Chiết xuất từ đậu nành lên men), Serrapeptase 1000000 HTU/g (enzym thủy phân protein phân lập chiết xuất từ vi khuẩn ruột không gây bệnh Serratia E15), Bromelain (2400GDU/g) (enzym tiêu protein và fibrin chiết xuất từ quả dứa), Papain 2000 USP/mg (enzym tiêu protein và fibrin chiết xuất từ đu đủ), Cranberry Fruit/Juice PE 12:1 (Chiết xuất từ quả nam việt quất), Rutin Complex 95% - Phức hợp 95% Rutin - Chiết xuất từ cam, chanh, bưởi, Horse Chestnut Seed Ext.20% (Standardized to 20% Aescin) - Chiết xuất dạng cao hạt dẻ ngựa (chuẩn hóa đến 20% Aescin), White Willow Bark Ext. (Standardized to 15% Salicin) - Chiết xuất từ vỏ cây liễu trắng (chuẩn hóa đến 15% Salicin), Coenzyme Q 10.
Tai Biến Mạch Máu Não - đâu là giải pháp phòng ngừa an toàn
Bi-Cozyme hiệu quả cao và an toàn cho:
- Người bị nhồi máu cơ tim, cục máu đông.
- Người bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch
- Người bị tai biến mạch máu não, động mạch vành.
- Người bị các bệnh về tim mạch: suy tim, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim,…
Bi-cozyme - Giúp chống các gốc tự do. Hỗ trợ hạn chế sự hình thành các cục máu đông. Hỗ trợ chống xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, nhồi máu cơ tim, cải thiện di chứng sau tai biến mạch máu…
Hotline tư vấn: 0962 87 6060 - 02436.830.838
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại Website: TPCN: Bi-Cozyme - Phòng chống đột quỵ, ổn định huyết áp, tai biến
Sản phẩm Bi-Cozyme được nhập khẩu và phân phối trực tiếp tại Việt Nam bởi BNC medipharm Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Y Tế Bình Nghĩa
Số GPQC: 02044/2016/XNQC-ATTP
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại Website: TPCN: Bi-Cozyme - Phòng chống đột quỵ, ổn định huyết áp, tai biến
Sản phẩm Bi-Cozyme được nhập khẩu và phân phối trực tiếp tại Việt Nam bởi BNC medipharm Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Y Tế Bình Nghĩa
Số GPQC: 02044/2016/XNQC-ATTP
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét