Tai biến mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm hàng đầu hiện nay. Vậy nguyên nhân gây tai biến mạch máu não là gì và cách phòng bệnh ra sao là câu hỏi của nhiều người. Tai biến mạch máu não là căn bệnh đột ngột, xuất hiện nhanh và gây hậu quả nặng nề để lại những di chứng vô cùng nguy hiểm. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về bệnh tai biến mạch máu não và nguyên nhân gây tai biến mạch máu não.
* Tai biến mạch máu não là gì?
Tai biến mạch máu não còn gọi là Đột quỵ não là một bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ. Trong vòng vài phút, các tế bào não bắt đầu chết dẫn đến di chứng nặng nề cho bệnh nhân hoặc tử vong. Tai biến mạch máu não có hai loại: nhồi máu não (do nghẽn / tắc mạch) hoặc chảy máu não (do vỡ mạch). Các triệu chứng thần kinh trung ương khu trú biểu hiện nhanh, ngay tức thì khi tổn thương mạch máu não xảy ra, nên tai biến mạch máu não còn được gọi là đột quỵ. Đột quỵ là bệnh của hệ thần kinh phổ biến nhất hiện nay.
* Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não là gì?
+ Cao huyết áp: Có thể nói huyết áp cao là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tai biến mạch máu não. Người bị cao huyết áp thường có nguy cơ bị tai biến cao gấp 3-4 lần so với người có huyết áp bình thường. Lý do bởi cao huyết áp là sự tăng áp lực thường xuyên của dòng máu lên trên thành mạch khiến cho thành mạch bị dãn dần ra và xuất hiện những tổn thương nhất định. Cùng với đó, khi áp lực dòng máu đột ngột tăng cao có thể làm cho mạch máu bị vỡ ra gây vỡ mạch máu não. Nếu những tổn thương nhỏ, hệ thống tiểu cầu và các sợi fibrin sẽ đến để vá lại vết thương và hình thành các cục máu đông, với những người huyết áp cao có rối loạn mỡ máu, thừa cholesterol sẽ làm cho thành mạch bị dày lên, làm chít hẹp lòng mạch, cản trở lưu thông dòng máu đến nuôi dưỡng tế bào não gây tai biến nhồi máu não.
+ Xơ vữa động mạch: Xơ vữa động mạch là bệnh do động mạch bị xơ cứng và nhỏ hẹp hơn bình thường. Các mảng xơ mỡ thừa trong động mạch sẽ làm cho mạch máu ngày càng co lại dẫn đến tình trạng lưu thông máu gặp nhiều khó khăn. Máu không thể lưu thông tắc lại thành các cục máu đông sau đó sẽ chạy dần lên não gây tắc nghẽn dẫn đến bệnh tai biến.
+ Đái tháo đường: Đái tháo đường làm cho quá trình xơ vữa động mạch diễn ra nhanh hơn ở người bình thường, do vậy hiện tượng những cục huyết khối hình thành trong lòng động mạch hay các mảng xơ vữa làm bít tắc lòng động mạch là nguyên nhân làm cho máu, ôxy không đến nuôi dưỡng được vùng mạch máu đó cung cấp. Đây không chỉ là lý do dẫn đến tắc mạch máu não, phình vỡ mạch máu não mà còn gây ra đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim…
+ Bệnh tim: Có một số trường hợp bệnh nhân bị tai biến mạch máu não là do bệnh tim. Đó là những trường hợp bị bệnh rung nhĩ, hẹp van hai lá có rung nhĩ, u nhày nhĩ trái, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, tồn tại lỗ bầu dục… Nguyên nhân là do cục máu đông hoặc cục sùi từ buồng tim, van tim bị trôi theo dòng máu lên động mạch cảnh, làm tắc đột ngột dòng máu nuôi não, gây ra đột quỵ nhồi máu não. Loại tai biến chảy máu não có liên quan đến dùng thuốc chống đông kháng vitamin K sau phẫu thuật thay van tim cũng có thể xảy ra. Nguyên nhân là do tác dụng của thuốc làm giảm khả năng đông máu, và nếu có yếu tố thuận lợi như tăng huyết áp, chấn thương… thì khả năng chảy máu não sẽ cao hơn. Bác sỹ tim mạch cần chuyển bệnh nhân đến trung tâm hồi sức đột quỵ não ngay lập tức để điều trị tai biến mạch máu não cho bệnh nhân.
+ Dị dạng mạch máu não: Dị dạng mạch máu não là hiện tượng các mạch máu bất thường, rối loạn trong não, gây chảy máu não và có thể khiến người bệnh tử vong rất nguy hiểm. Theo các bác sĩ, dị dạng mạch máu não thường có từ lâu, tiến triển một cách âm thâm khiến mạch máu bị dị dạng ngày càng giãn ra và yếu đi. Đến khi mạch máu bị căng tức quá mức (do áp lực công việc, căng thẳng, stress…) dẫn đến vỡ mạch máu não gây xuất huyết.
+ Một số nguyên nhân khác như: Một số nguyên nhân gây bệnh tai biến mạch máu não ít gặp khác là giảm huyết áp (tụt huyết áp đột ngột hơn 40 mm Hg), viêm động mạch, viêm tắc tĩnh mạch, thuyên tắc xoang tĩnh mạch. Ở người trẻ nếu mắc bệnh tiểu cầu, chảy máu dưới màng nhện, dị dạng động mạch cảnh, rối loạn chức năng đông máu, u não, thoái hóa mạch máu não, thừa cân, béo phì… thì cũng có nguy cơ bị tai biến cao hơn so với những người bình thường khác. Thuốc lá cũng là một trong những tác nhân hàng đầu gây tai biến mạch máu não. Trung bình cứ 5 người bị tai biến mạch máu não thì có một người thường xuyên hút thuốc lá. Nguyên nhân là do hút thuốc làm tăng quá trình xơ vữa động mạch, gây rối loạn mỡ máu (giảm cholesterol có lợi là HDL-cholesterol, tăng cholesterol có hại là LDL-cholesterol, tăng triglycerid) và gia tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Ngoài ra, những người hút thuốc lá còn có nguy cơ cao bị biến chứng và tai biến mạch máu não tái phát.
* Cách phòng và điều trị tai biến mạch máu não
+ Chế độ ăn uống khoa học, cân đối dưỡng chất: Theo các nhà nghiên cứu thì một chế độ ăn huống hợp lý, lành mạnh sẽ giảm nguy cơ tai biến đến 25%. Cụ thể trong chế độ ăn uống của bạn cần bổ xung thêm các loại trái cây, rau, cá, sữa đậu nành để đảm bảo cân bằng, đầy đủ lượng protein, vitamin và khoáng chất. Đây là biện pháp quan trọng trong việc giúp giảm nguy cơ xơ vỡ động mạch.
Một số loại thực phẩm rất tốt giúp phòng ngừa tai biến mạch máu não:
- Các loại gia vị như: ớt, tỏi, hành tây, gừng, hạt tiêu. Việc nêm các gia vị này cho mỗi bữa ăn vừa khiến món ăn thơm ngon lại trợ giúp rất tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch. Tuy nhiên bạn nên ăn vừa đủ, không ăn quá nhiều để tránh gây nóng trong người, viêm loét dạ dày.
- Các loại trái cây giàu kali, vitamin C: Việc bổ xung các loại trái cây giàu Kali và vitamin C như chuối, cam, bưởi, dưa hấu, nho, các loại quả có vị chua... sẽ giúp ngăn ngừa sự hình thành các khối huyết trong tĩnh mạch khiến máu lưu thông tốt hơn.
- Các loại rau, củ, quả chứa nhiều chất xơ: Cụ thể là các loại rau có màu xanh đậm như súp lơ, rau muống, bắp cải...hay như đậu trắng, đậu đen, bí đỏ...sẽ có tác dụng giảm cholesterol làm tăng tuần hoàn máu não. Một ngày bạn nên bổ sung ít nhất 5 loại trái cây và rau củ.
- Chất béo từ dầu vừng, dầu đậu nành, dầu trộn salad, dầu ngô, dầu cá thu… Các axit béo này sẽ có tác dụng giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể, từ đó hạn chế các mảng mỡ máu bám tại thành động mạch, giúp động mạch thông thoáng, máu lưu thông dễ dàng hơn. Nên bổ sung chất béo ở mức 25 - 30g/ngày, trong đó 1/3 là chất béo động vật, 2/3 là chất béo thực vật.
- Các loại cá đặc biệt là cá ngừ, cá hồi, cá trích... có chứa Acid béo Omega-3, giúp ngăn ngừa đông tắc mạch máu. Vì vậy theo các bác sỹ tim mạch bạn nên ăn 2 -3 lần/tuần.
- Sô - cô - la: Trong socola đen chứa một hàm lượng cacao lớn rất có lợi cho sức khỏe tim mạch, giúp người dùng giảm nguy cơ tắc nghẽn tim mạch, chống lại bệnh hở van tim, bệnh tim mạch vành, làm giảm nguy cơ dẫn đến các cơn đau tim. Do vậy người mắc bệnh tim mạch nên duy trì thói quen ăn socola đen mỗi ngày. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều để tránh tình trạng trạng thừa cân, béo phì từ đó gây tăng huyết áp, tăng nguy cơ tai biến.
Lưu ý: Nên sử dụng chất đạm một cách vừa phải, thịt nạc cũng chỉ nên ăn 3 - 4 bữa/ tuần. Khi nấu cũng cần thay đổi cách chế biến khác nhau như hấp, luộc, hầm... Không nên nấu thức ăn quá chín hoặc bị cháy để giữ được hàm lượng vitamin và các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó cần duy trì chế độ ăn nhạt vì ăn mặn sẽ tăng hàm lượng natri dẫn đến tăng nguy cơ huyết áp. Bạn nên hạn chế đồ ăn nhanh, thông thường trong loại đồ ăn này luôn có hàm lượng muối cao. Không ăn nhiều mỡ béo, chất đường ngọt, giàu tinh bột.
+ Kiểm soát chỉ số huyết áp và cân nặng: Tăng huyết áp khiến gia tăng áp lực thành mạch, lâu dần sẽ dẫn đến các biến chứng tim mạch, suy thận và tai biến. Bệnh lý này rất hay gặp ở đối tượng trung niên và người cao tuổi. Người mắc bệnh lý tăng huyết áp không nên chủ quan và hết sức thận trọng không nên trậm trễ trong việc điều trị.
Béo phì liên quan đến nhiều căn bệnh khác như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim...Vì thế bạn cần kiểm soát để cân nặng phù hợp với chiều cao. Nếu thừa cân thì bạn cần có kế hoạch cho việc giảm cân, tuy nhiên việc giảm cân cũng phải được tiến hành từ từ và cần áp dụng các biện pháp hợp lý từ chế độ ăn uống cho đến luyện tập.
+ Chế độ sinh hoạt điều độ: Thay đổi lối sống là biện pháp hữu hiệu giúp phòng chống tai biến mạch máu não, kéo dài tuổi thọ và đẩy lùi bệnh tật hiệu quả. Cụ thể:
- Hạn chế sử dụng các loại đồ uống, chất kích thích có hại như rượu bia, thuốc lá, trà, cafe đặc... Uống 1 -2 ly rượu nhỏ mỗi ngày sẽ tốt cho tim mạch tuy nhiên uống nhiều lại làm tăng huyết áp, đau tim từ đó dẫn đến nguy cơ đột quỵ cao.
- Một ngày nên uống 1 - 2 lít nước để cơ thể được thanh lọc.
- Không nên suy nghĩ, lo âu quá mức, cân đối giữa công việc và nghỉ ngơi, thư giãn để giảm tải áp lực.
- Không nên ra ngoài khi nhiệt độ ngoài trời quá cao, ngồi trong phòng điều hòa không để nhiệt độ quá thấp khoảng từ 26 - 27 độ là vừa.
- Không nên tắm nước quá lạnh và tắm khuya, nên tắm tước 8h tối.
- Hạn chế tối đa các chất kích thích gây hại cho cơ thể
- Hạn chế hết mức các chất kích thích gây tăng huyết áp như rượu bia, thuốc lá, cafe đặc.
+ Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên: Việc tăng cường các hoạt động thể lực giúp máu lưu thông tốt hơn, điều hòa nhịp tim, bình ổn huyết áp từ đó làm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não. Theo nghiên cứu việc tập thể dục thường xuyên có thể giảm nguy cơ tai biến mạch máu não lên đến 50%. Vì vậy, bạn nên rèn cho mình thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày với các bài tập vừa sức.
+ Khám sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ sẽ sớm phát hiện và kịp thời điều trị các căn bệnh dễ gây tai biến như: tăng huyết áp, béo phì, tiểu đường, các bệnh về tim mạch, bệnh thận.... Ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ... thì cần đi khám và điều trị kịp thời. Người bệnh nên làm điện tim, siêu âm tim để xác định xem có cục máu không, hẹp van tim hay loạn nhịp tim không, siêu âm động mạch để tìm các mảng xơ vữa, phình động mạch, hẹp động mạch...
Đặc biệt với những người đã từng bị tai biến thì cần phải có có chế độ ăn uống hợp lý kết hợp vận động, hoặc tập vật lý trị liệu. Bên cạnh đó là việc tuân thủ uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ và tái khám định kỳ.
+ Phòng ngừa tai biến mạch máu não bằng thực phẩm chức năng: Đặc biệt với nhóm người từ độ tuổi trung niên trở đi thì việc sử dụng kết hợp các sản phẩm hỗ trợ hnhằm ngăn ngừa tai biến là giải pháp tối ưu để bảo vệ sức khỏe.
Hiện nay nhiều người đã tìm đến Bi-Cozyme sản phẩm ngày càng "đắt giá" chính bởi tác dụng trong việc phòng ngừa tai biến. Sản phẩm có tác dụng ngăn ngừa và làm tan các cục máu đông, loại bỏ các mảng xơ vữa từ đó giúp tăng cường lưu thông máu. Khi lượng máu được lưu thông tốt sẽ khiến mạch tim đập ổn định, không bị lỗi nhịp quá nhanh hay quá chậm, hơn nữa còn giúp huyết áp được hạ thấp và bình ổn từ đó ngăn ngừa và đẩy lùi nguy cơ tai biến. Tính ưu việt của sản phẩm đã được thực tiễn kiểm nghiệm từ hàng trăm năm nay, được nhiều người tin dùng như là giải pháp thoát khỏi nỗi lo tai biến.
Bi-Cozyme – Phòng chống đột quỵ - Ổn đinh huyết áp – Các bệnh lý về tim mạch
Bi-Cozyme hiệu quả cao và an toàn cho:
- Người bị nhồi máu cơ tim, cục máu đông.
- Người bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch
- Người bị tai biến mạch máu não, động mạch vành.
- Người bị các bệnh về tim mạch: suy tim, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim,…
Bi-cozyme - Giúp chống các gốc tự do. Hỗ trợ hạn chế sự hình thành các cục máu đông. Hỗ trợ chống xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, nhồi máu cơ tim, cải thiện di chứng sau tai biến mạch máu…
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại Website: TPCN: Bi-Cozyme - Phòng chống đột quỵ, ổn định huyết áp, tai biến
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét