Nhịp tim bình thường của trẻ nhỏ thay đổi theo độ tuổi. Vậy nhịp tim trung bình của trẻ sơ sinh là bao nhiêu là câu hỏi của nhiều người. Nhịp tim là số lần tim đập trong mỗi phút. Nhịp tim phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe, mức độ căng thẳng, lúc nghỉ hay hoạt động. Nhịp tim là con số được các chuyên gia y tế quan tâm đến khi kiểm tra sức khỏe hoặc đánh giá hiệu quả điều trị bệnh nói chung cũng như bệnh lý tim mạch nói riêng. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem nhịp tim trung bình của trẻ sơ sinh là bao nhiêu.
* Nhịp tim trung bình của trẻ sơ sinh
Nhịp tim là số lần tim đập trong mỗi phút. Nhịp tim phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe, mức độ căng thẳng, lúc nghỉ hay hoạt động.
Ở người trưởng thành, nhịp tim giao động khoảng 60 đến 100 nhịp trong một phút, còn ở trẻ nhỏ nhịp tim nhanh hơn. Khi trẻ hoạt động, vận động với cường độ cao, tim có thể đập đến 220 lần/mỗi phút. Nhưng nếu sau vận động chừng 6 phút, nhịp tim không trở về bình thường, kèm theo biểu hiện như hồi hộp, đau tức ngực, khó thở thì bạn nên đưa con đến gặp bác sỹ, vì đó có thể là dấu hiệu của rối loạn nhịp tim nhanh.
Nhịp tim là số lần tim đập trên mỗi phút; phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, trọng lượng cơ thể, trạng thái hoạt động; các bệnh lý kèm theo, các thuốc đang sử dụng, môi trường sống. Nhịp tim ở trẻ em thay đổi tùy từng lứa tuổi, trẻ càng nhỏ thì nhịp tim càng nhanh như trong bảng dưới đây:
+ Trẻ sơ sinh: 120 - 160 nhịp/phút;
+ Trẻ từ 1 - 12 tháng: 80 - 140 nhịp/phút;
+ Trẻ từ 1 - 2 tuổi: 80 - 130 nhịp/phút;
+ Trẻ từ 2 - 6 tuổi: 75 - 120 nhịp/phút;
+ Trẻ từ 7 - 12 tuổi: 75 - 110 nhịp/phút.
+ Từ 18 tuổi trở lên: 60 - 100 nhịp/phút.
* Đo nhịp tim cho trẻ sơ sinh như thế nào?
+ Đo bằng máy: khi đo nhịp tim của trẻ bằng máy, mẹ cần tìm nơi yên tĩnh, thoáng mát, để trẻ ngồi hoặc nằm thoải mái, hãy chú ý lựa chọn lúc trẻ bình tĩnh để tiến hành đo nhịp tim, nếu trẻ vừa quấy khóc, chạy nhảy hoặc cười đùa thì mẹ nên đợi khoảng 5 phút sau, khi nhịp tim của trẻ ổn định trở lại rồi mới đo.
+ Đo “thủ công”: dùng 2 ngón tay trỏ và ngón giữa đặt lên mạch ở cổ, mạch cổ tay hoặc nách của bé và đếm số lần mạch đập trong vòng 1 phút. Lưu ý, mẹ nên dùng đồng hồ bấm giờ, hiển thị cả kim phút và kim giây khi đo mạch cho trẻ.
* Cách theo dõi nhịp thở để phát hiện viêm phổi sớm ở trẻ
Nếu bạn muốn yên tâm rằng hơi thở của con vẫn bình thường, dưới đây là 3 cách để mẹ có thể kiểm tra tại nhà:
+ Cảm giác: Áp má vào bên cạnh miệng và mũi con yêu để cảm nhận hơi thở của trẻ.
+ Nghe: Đặt tai bên cạnh miệng, mũi của bé và lắng nghe âm thanh khi bé thở.
+ Nhìn: Mẹ ôm bé nằm trong lòng, ở trạng thái yên lặng, không quấy khóc. Sau đó, vén áo trẻ lên quá phần ngực, nhìn vào bụng hoặc ngực trẻ và bắt đầu đếm, mỗi lần hít vào thở ra là một nhịp, tiếp tục đếm trong vòng 1 phút và đếm lại 2-3 lần. Mẹ nên nhớ là không được đếm 30s hoặc 20s rồi nhân lên, vì trẻ sơ sinh thường có nhịp thở không đều nên làm theo cách này sẽ không có kết quả chính xác nhất.
* Thế nào là nhịp tim không đều ở trẻ?
+ Nhịp tim không đều: Tim đập thất thường, thay đổi theo nhịp thở, lúc quá nhanh, lúc quá chậm.
+ Tim đập quá nhanh: Khi nhịp tim của trẻ nhỏ thay đổi theo độ tuổi như sau thì được cho là tim đập quá nhanh:
- Nếu trẻ sơ sinh nhịp tim vượt quá 200 lần/phút;
- Trẻ dưới 1 tuổi vượt quá 160 lần/phút;
- Trẻ từ 1 - 2 tuổi vượt quá 140 lần/phút;
- Trẻ từ 2 - 6 tuổi vượt quá 130 lần/phút;
- Trẻ từ 7 - 12 tuổi vượt quá 120 lần/phút.
Tim đập quá nhanh ở trẻ thường gặp ở những trường hợp như vận động, căng thẳng, gào khóc, phát nhiệt, thiếu máu, chảy máu, bị sốc, viêm cơ tim. Những trường hợp khác cũng xảy ra nếu cơ năng sinh lý của tuyến giáp trạng quá mức bình thường và dùng những loại dược phẩm như Atropin, Ephedrin.
Có thể bạn quan tâm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét