Tai biến mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm vậy cách phòng tránh tại biến mạch máu não như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người cấp cứu do tai biến mạch máu não, trong đó tỷ lệ tử vong là 50%. Trong số 50% bệnh nhân tai biến mạch máu não may mắn sống sót, có tới 92% mắc di chứng về vận động, 68% biến chứng vừa và nhẹ, 27% di chứng nặng. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về bệnh tai biến mạch máu não và cách phòng tránh tai biến mạch máu não như thế nào.
* Tai biến mạch máu não là gì?
Tai biến mạch máu não còn gọi là Đột quỵ não là một bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ. Cơn đột quỵ (tai biến mạch máu não) xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho một phần của bộ não bị gián đoạn hoặc suy giảm nghiêm trọng, làm mất oxy và dinh dưỡng mô não. Trong vòng vài phút, các tế bào não bắt đầu chết dẫn đến di chứng nặng nề cho bệnh nhân hoặc tử vong.
Loại phổ biến nhất của đột quỵ là thiếu máu cục bộ não do tắc nghẽn mạch hoặc lấp mạch chiếm tới 80% số bệnh nhân tai biến (gồm nhồi máu não và khuyết não). Loại đột quỵ khác là xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu bị rò rỉ hoặc vỡ chiếm khoảng 20%.
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tai biến nhưng hay gặp nhất là một động mạch máu bị tắc bởi cục máu đông được gọi là huyết khối, nó được hình thành trong lòng động mạch. Hoặc các động mạch bị xơ vữa do trong mạch máu bị ứ đọng mỡ và dày lên. Điều này dần dần làm hẹp lòng mạch máu, gây chậm dòng chảy, đến một lúc nào đó tạo thành cục máu đông.
* Dấu hiệu của tai biến mạch máu não
+ Tứ chi tê liệt: bệnh nhân cảm thấy một bên mặt hoặc tứ chi tê liệt, đau nhức, cơ thể rã rời, miệng chảy nước bọt, hoa mắt chóng mặt... vài giờ hoặc vài ngày trước đó. Những biểu hiện này rõ nhất là sau khi ngủ dậy. Đây là một dạng phản ứng do hệ thống động mạch cảnh không cung cấp đủ máu, não thiếu máu, thiếu ôxy.
+ Đột nhiên mặt mũi tối sầm, không nhìn thấy mọi vật: hiện tượng này thường diễn ra trong vài giây hoặc vài phút và sau đó lại hồi phục thị lực bình thường. Điều này chứng tỏ võng mạc mắt bị thiếu máu tạm thời, khả năng lưu thông của mạch máu não bị thu hẹp nghiêm trọng.
+ Người bệnh có hiện tượng ú ớ: Không nói được hoặc khó nói hoặc không hiểu được người khác nói, có lúc tư duy lộn xộn, hỏi không đáp, gọi không thưa... Đây cũng là do việc cung cấp máu cho não bị thiếu, ảnh hưởng đến trung khu ngôn ngữ của vỏ não.
+ Người bệnh có hiện tượng hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, có lúc còn cảm thấy quay cuồng rồi đột ngột bị ngã bất tỉnh. Nguyên nhân là do động mạch không cung cấp máu cho não đủ gây ảnh hưởng đến tiểu não và các tổ chức thần kinh liên quan.
+ Đau đầu chóng mặt: Nếu người bệnh có tiền sử tăng huyết áp thì khi xuất huyết não, sự giao động của huyết áp sẽ tăng cao, gây ra đau đầu, chóng mặt, thậm chí kèm theo buồn nôn, nôn, trong người cảm thấy khó chịu... Rất có thể đã xảy ra hiện tượng xuất huyết não.
+ Ngáp nhiều: Ở người cao tuổi, do xơ cứng động mạch não, các mạch máu bị thu hẹp làm cho việc lưu thông máu chậm lại, gây thiếu máu, thiếu ôxy cho tổ chức não. Chức năng của não bị ảnh hưởng gây hiện tượng ngáp. Nếu trong một vài ngày, người cao tuổi có hiện tượng ngáp nhiều liên tục chứng tỏ não bị thiếu máu và có thể xảy ra tai biến cần cảnh giác.
* Cách phòng tránh tai biến mạch máu não
+ Chế độ ăn uống khoa học, cân đối dưỡng chất: Theo các nhà nghiên cứu thì một chế độ ăn huống hợp lý, lành mạnh sẽ giảm nguy cơ tai biến đến 25%. Cụ thể trong chế độ ăn uống của bạn cần bổ xung thêm các loại trái cây, rau, cá, sữa đậu nành để đảm bảo cân bằng, đầy đủ lượng protein, vitamin và khoáng chất. Đây là biện pháp quan trọng trong việc giúp giảm nguy cơ xơ vỡ động mạch.
Một số loại thực phẩm rất tốt giúp phòng ngừa tai biến mạch máu não:
- Các loại gia vị như: ớt, tỏi, hành tây, gừng, hạt tiêu. Việc nêm các gia vị này cho mỗi bữa ăn vừa khiến món ăn thơm ngon lại trợ giúp rất tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch. Tuy nhiên bạn nên ăn vừa đủ, không ăn quá nhiều để tránh gây nóng trong người, viêm loét dạ dày.
- Các loại trái cây giàu kali, vitamin C: Việc bổ xung các loại trái cây giàu Kali và vitamin C như chuối, cam, bưởi, dưa hấu, nho, các loại quả có vị chua... sẽ giúp ngăn ngừa sự hình thành các khối huyết trong tĩnh mạch khiến máu lưu thông tốt hơn.
- Các loại rau, củ, quả chứa nhiều chất xơ: Cụ thể là các loại rau có màu xanh đậm như súp lơ, rau muống, bắp cải...hay như đậu trắng, đậu đen, bí đỏ...sẽ có tác dụng giảm cholesterol làm tăng tuần hoàn máu não. Một ngày bạn nên bổ sung ít nhất 5 loại trái cây và rau củ.
- Chất béo từ dầu vừng, dầu đậu nành, dầu trộn salad, dầu ngô, dầu cá thu… Các axit béo này sẽ có tác dụng giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể, từ đó hạn chế các mảng mỡ máu bám tại thành động mạch, giúp động mạch thông thoáng, máu lưu thông dễ dàng hơn. Nên bổ sung chất béo ở mức 25 - 30g/ngày, trong đó 1/3 là chất béo động vật, 2/3 là chất béo thực vật.
Các loại cá đặc biệt là cá ngừ, cá hồi, cá trích...có chứa Acid béo Omega-3, giúp ngăn ngừa đông tắc mạch máu. Vì vậy theo các bác sỹ tim mạch bạn nên ăn 2 -3 lần/tuần.
- Sô - cô - la: Trong socola đen chứa một hàm lượng cacao lớn rất có lợi cho sức khỏe tim mạch, giúp người dùng giảm nguy cơ tắc nghẽn tim mạch, chống lại bệnh hở van tim, bệnh tim mạch vành, làm giảm nguy cơ dẫn đến các cơn đau tim. Do vậy người mắc bệnh tim mạch nên duy trì thói quen ăn socola đen mỗi ngày. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều để tránh tình trạng trạng thừa cân, béo phì từ đó gây tăng huyết áp, tăng nguy cơ tai biến.
Lưu ý: Nên sử dụng chất đạm một cách vừa phải, thịt nạc cũng chỉ nên ăn 3 - 4 bữa/ tuần. Khi nấu cũng cần thay đổi cách chế biến khác nhau như hấp, luộc, hầm... Không nên nấu thức ăn quá chín hoặc bị cháy để giữ được hàm lượng vitamin và các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó cần duy trì chế độ ăn nhạt vì ăn mặn sẽ tăng hàm lượng natri dẫn đến tăng nguy cơ huyết áp. Bạn nên hạn chế đồ ăn nhanh, thông thường trong loại đồ ăn này luôn có hàm lượng muối cao. Không ăn nhiều mỡ béo, chất đường ngọt, giàu tinh bột.
+ Kiểm soát chỉ số huyết áp và cân nặng: Tăng huyết áp khiến gia tăng áp lực thành mạch, lâu dần sẽ dẫn đến các biến chứng tim mạch, suy thận và tai biến. Bệnh lý này rất hay gặp ở đối tượng trung niên và người cao tuổi. Người mắc bệnh lý tăng huyết áp không nên chủ quan và hết sức thận trọng không nên trậm trễ trong việc điều trị.
Béo phì liên quan đến nhiều căn bệnh khác như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim...Vì thế bạn cần kiểm soát để cân nặng phù hợp với chiều cao. Nếu thừa cân thì bạn cần có kế hoạch cho việc giảm cân, tuy nhiên việc giảm cân cũng phải được tiến hành từ từ và cần áp dụng các biện pháp hợp lý từ chế độ ăn uống cho đến luyện tập.
+ Chế độ sinh hoạt điều độ: Thay đổi lối sống là biện pháp hữu hiệu giúp phòng chống tai biến mạch máu não, kéo dài tuổi thọ và đẩy lùi bệnh tật hiệu quả. Cụ thể:
- Hạn chế sử dụng các loại đồ uống, chất kích thích có hại như rượu bia, thuốc lá, trà, cafe đặc... Uống 1 -2 ly rượu nhỏ mỗi ngày sẽ tốt cho tim mạch tuy nhiên uống nhiều lại làm tăng huyết áp, đau tim từ đó dẫn đến nguy cơ đột quỵ cao.
- Một ngày nên uống 1 - 2 lít nước để cơ thể được thanh lọc.
- Không nên suy nghĩ, lo âu quá mức, cân đối giữa công việc và nghỉ ngơi, thư giãn để giảm tải áp lực.
- Không nên ra ngoài khi nhiệt độ ngoài trời quá cao, ngồi trong phòng điều hòa không để nhiệt độ quá thấp khoảng từ 26 - 27 độ là vừa.
- Không nên tắm nước quá lạnh và tắm khuya, nên tắm trước 8h tối.
+ Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên: Việc tăng cường các hoạt động thể lực giúp máu lưu thông tốt hơn, điều hòa nhịp tim, bình ổn huyết áp từ đó làm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não. Theo nghiên cứu việc tập thể dục thường xuyên có thể giảm nguy cơ tai biến mạch máu não lên đến 50%. Vì vậy, bạn nên rèn cho mình thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày với các bài tập vừa sức.
+ Khám sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ sẽ sớm phát hiện và kịp thời điều trị các căn bệnh dễ gây tai biến như: tăng huyết áp, béo phì, tiểu đường, các bệnh về tim mạch, bệnh thận.... Ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ... thì cần đi khám và điều trị kịp thời. Người bệnh nên làm điện tim, siêu âm tim để xác định xem có cục máu không, hẹp van tim hay loạn nhịp tim không, siêu âm động mạch để tìm các mảng xơ vữa, phình động mạch, hẹp động mạch...
Đặc biệt với những người đã từng bị tai biến thì cần phải có có chế độ ăn uống hợp lý kết hợp vận động, hoặc tập vật lý trị liệu. Bên cạnh đó là việc tuân thủ uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ và tái khám định kỳ.
+ Phòng ngừa tai biến mạch máu não bằng thuốc, thực phẩm chức năng: Đặc biệt với nhóm người từ độ tuổi trung niên trở đi thì việc sử dụng kết hợp các sản phẩm hỗ trợ hoặc thuốc nhằm ngăn ngừa tai biến là giải pháp tối ưu để bảo vệ sức khỏe. Hiện nay nhiều người đã tìm đến Bi-Cozyme của BNC medipharm, sản phẩm ngày càng "đắt giá" chính bởi tác dụng trong việc phòng ngừa tai biến. Sản phẩm có tác dụng ngăn ngừa và làm tan các cục máu đông, loại bỏ các mảng xơ vữa từ đó giúp tăng cường lưu thông máu. Khi lượng máu được lưu thông tốt sẽ khiến mạch tim đập ổn định, không bị lỗi nhịp quá nhanh hay quá chậm, hơn nữa còn giúp huyết áp được hạ thấp và bình ổn từ đó ngăn ngừa và đẩy lùi nguy cơ tai biến.
Bi-Cozyme có công dụng:
- Giúp điều trị chứng đau thắt ngực, mệt mỏi, suy tim
- Phòng chống đột quỵ, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, phình động mạch..
- Người bị cao HA, bệnh mạch vành, các bệnh lý van tim, tiểu đường, béo phì …
- Xơ vữa động mạch, cao mỡ máu, cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch…
- Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent…
- Di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường..
- Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ ….
- Hạ Acid Uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch
- Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép ...
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> TPCN: Bi-Cozyme - Phòng chống đột quỵ, ổn định huyết áp, tai biến
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét