Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2019

Huyết áp bình thường là bao nhiêu


Chỉ số huyết áp cao hay thấp là biểu hiện tình trạng sức khỏe của bản thân. Vậy huyết áp bình thường là bao nhiêu và cách đo như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về huyết áp bình thường là bao nhiêu và cách đo huyết áp như thế nào cho đúng.
Huyết áp bình thường là bao nhiêu và cách đo như thế nào
* Huyết áp là gì?
Huyết áp là áp lực đẩy do sự tuần hoàn của máu trong các mạch máu, và là một trong những dấu hiệu chính cho biết cơ thể còn sống hay đã chết. Khi tim đập, huyết áp thay đổi từ cực đại (áp lực tâm thu) đến cực tiểu (áp lực tâm trương). Huyết áp trung bình, gây ra do sức bơm của tim và sức cản trong mạch máu, sẽ giảm dần khi máu theo động mạch đi xa khỏi tim. Huyết áp giảm nhanh nhất khi máu chạy trong các động mạch nhỏ và các tiểu động mạch và tiếp tục giảm khi máu đi qua các mao mạch và huyết áp đạt mức nhỏ nhất trong tĩnh mạch quay trở lại tim. Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp bao gồm: trọng lực, các van trong tĩnh mạch, nhịp thở, co cơ...
Thuật ngữ "huyết áp" thường được dùng để chỉ áp lực đo ở cánh tay, mặt trong của tay ở vị trí cùi chỏ (động mạch tay). Huyết áp được biểu thị bằng một phân số mà tử số là áp lực tâm thu, mẫu số là áp lực tâm trương, đơn vị áp lực là milimet thủy ngân (mmHg), ví dụ: 140/90.
Ở người bình thường, huyết áp ban ngày cao hơn ban đêm, huyết áp hạ xuống thấp nhất vào khoảng 1-3 giờ sáng khi ngủ say và huyết áp cao nhất từ 8 – 10 giờ sáng. Khi vận động, gắng sức thể lực, căng thẳng thần kinh hoặc khi xúc động mạnh đều có thể làm huyết áp tăng lên. Và ngược lại, khi cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, huyết áp có thể hạ xuống.
Khi bị lạnh gây co mạch, hoặc dùng một số thuốc co mạch hoặc thuốc co bóp cơ tim, ăn mặn có thể làm huyết áp tăng lên. Ở môi trường nóng, ra nhiều mồ hôi, bị tiêu chảy… hoặc dùng thuốc giãn mạch có thể gây hạ huyết áp.
Huyết áp bình thường là bao nhiêu và cách đo như thế nào
* Huyết áp bình thường là bao nhiêu?
Có 2 trị số đo huyết áp là: Huyết áp tối đa, hay còn gọi là tâm thu, và huyết áp tối thiểu, hay còn gọi là tâm trương. Người bệnh sẽ căn cứ vào 2 này của huyết áp để chẩn đoán xem huyết áp của mình có bình thường hay không. Vậy huyết áp bình thường là bao nhiêu?
+ Huyết áp bình thường: Với người lớn, thì trị số huyết áp tâm thu dưới 120mmHg, và trị số huyết áp tâm trương dưới 80mmHg, được gọi là huyết áp bình thường.- Huyết áp cao: Với những người có trị số huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên, hoặc huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, sẽ được chuần đoán là cao huyết áp.
+ Huyết áp thấp: Hạ huyết áp hay huyết áp thấp, sẽ được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu ở dưới mức 90 mmHg, hoặc giảm 25 mmHg so với bình thường.
+ Tiền cao huyết áp: Khi được chuẩn đoán cao huyết áp, tức là trị số của nó nằm giữa huyết áp bình thường và cao huyết áp ( Khi huyết áp tâm trương từ 80 – 89 mmHg, hoặc trị số của huyết áp tâm thu có trị số từ 120 – 139 mmHg), thì được gọi là tiền cao huyết áp.
=> Để kết luận xem một người có bị tăng huyết áp hay không, không phải chỉ dựa vào một lần đo huyết áp, vì kết quả của trị số huyết áp tăng hay giảm còn phụ thuộc vào sức khỏe của người được đo huyết áp, cho nên cần căn cứ vào trị số huyết áp của nhiều ngày để kết luận. Vậy nên, nếu bạn muốn biết mình có bị huyết áp cao hay không thì bạn cần phải đo huyết áp thường xuyên, đo nhiều lần trong ngày và theo dõi trong nhiều ngày. Lưu ý: Phải đo huyết áp ở cả hai tay sau 5 phút nằm nghỉ, và sau tối thiểu 1 phút ở tư thế đứng. Với một số người thì huyết áp có thể tăng nhất thời tùy vào sức khỏe, hoặc khi họ quá xúc cảm, căng thẳng, hay sau khi uống rượu, bia, lao động nặng, sau tập luyện, nên huyết áp cao hay huyết áp bình thường, cũng phụ thuộc vào các yếu tố xung quanh.
* Cách đo huyết áp chính xác
Cách đo và đọc các thông số huyết áp ở máy điện tử:
+ Đo bắp tay: Ngồi thẳng lưng, chân đặt song song trên sàn nhà. Băng quấn túi hơi nằm vùng trên khuỷu tay, ngang với tim. Dây đo ống nghe đặt lên động mạch cánh tay. Đọc kết quả: huyết áp tâm thu (118), huyết áp tâm trương (78) và nhịp tim (78).
+ Đo cổ tay: Tư thế ngồi như đo huyết áp ở bắp tay, tay để chéo ngang ngực. Đọc kết quả: huyết áp tâm thu (118), huyết áp tâm trương (78) và nhịp tim (70).

Mách bạn:
Bi-Cozyme – Phòng chống đột quỵ - Ổn đinh huyết áp – Các bệnh lý về tim mạch
bi-cozyme
Bi-Cozyme hiệu quả cao và an toàn cho:
- Người bị nhồi máu cơ tim, cục máu đông.
- Người bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch
- Người bị tai biến mạch máu não, động mạch vành.
- Người bị các bệnh về tim mạch: suy tim, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim,…
Bi-cozyme - Giúp chống các gốc tự do. Hỗ trợ hạn chế sự hình thành các cục máu đông. Hỗ trợ chống xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, nhồi máu cơ tim, cải thiện di chứng sau tai biến mạch máu…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mỡ máu cao kiêng ăn gì tốt cho bệnh

Bạn bị mỡ máu cao, bạn muốn tìm cách ăn kiêng, bạn chưa biết cách nào? Mỡ máu cao kiêng ăn gì tốt cho bệnh là câu hỏi của nhiều người. B...