Nhịp tim là thông số giúp chúng ta xác định được tình trạng sức khỏe. Vậy nhịp tim trung bình là bao nhiêu và cách xác định nhịp tim là câu hỏi của nhiều người. Tim là cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể. Mỗi con người của chúng ta chỉ duy nhất duy nhất một quả tim mà thôi. Nó hoạt động không ngừng nghỉ từ khi chúng ta mở mắt để chào đón thế giới này cho đến khi ta nhắm mắt xuôi tay từ bỏ tất cả. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu xem nhịp tim trung bình là bao nhiêu và cách xác định nhịp tim.
* Nhịp tim trung bình là bao nhiêu
Nhịp tim của con người hoạt động có nhiều yếu tố khác nhau. Nó phụ thuộc vào độ tuổi, sức khỏe, công việc cũng như môi trường sống của mỗi người sẽ dẫn đến mức nhịp tim khác nhau.
Với người ở độ tuổi trưởng thành thì nhịp tim thường rơi vào khoảng từ 60-100 nhịp/ phút. Nhưng mức được cho là an toàn nhất vẫn là khoảng dao động từ 60 -90 nhịp/ phút. Các chuyên gia y khoa của Na uy đã nghiên cứu trong vòng 10 năm về sức khỏe và nhịp tin thì nhận thấy rằng, nhịp tim càng về mức tối thiểu trong mức dao động trên thì nguy cơ mắc bệnh về tim càng ít. Điều này giải thích tại sao ở người trưởng thành là các vận động viên thể thao thường có nhịp tim thấp hơn vào khoảng từ 40-60 nhịp/ phút. Điều này thể hiện rằng người càng có sức khỏe thì nhịp tim càng thấp trong dao động nhịp tim bình thường. Tuy nhiên không phải lúc nào nhịp tim thấp là càng khỏe mạnh vì có khả năng bạn đang mắc phải chứng chậm tim khá nguy hiểm.
Nhịp tim của con người cũng thay đổi theo lứa tuổi. Mỗi lứa tuổi khác nhau sẽ cho mức nhịp tim khác nhau và được coi là bình thường. Ở trẻ sơ sinh mức nhịp tim dao động trong khoảng từ 120-160 nhịp/phút, ở trẻ nhỏ từ 1-12 tháng tuổi thì nhịp tim từ 80 đến 140 nhịp/ phút, trẻ từ 1 đến 2 tuổi thì nhịp tim từ 80-130 nhịp/ phút, ở trẻ từ 2 đến 6 tuổi nhịp tim là 75-120 nhịp/ phút, ở trẻ từ 7 đến 12 tuổi nhịp tim là 75-110 nhịp/ phút, người lớn trên 18 tuổi sẽ có nhịp tim dao động trong khoảng 60-100 nhịp/ phút.
Ngoài ra, nhịp tim của con người cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như: yếu tố tình trạng sức khỏe, mức hoạt động càng mạnh thì tim hoạt động càng nhanh, mùa , tư thế hoạt động , trạng thái cảm xúc , trọng lượng cơ thể hay do tác động của một số loại thuốc liên quan đến huyết áp, phế quản…tất cả đều ảnh hưởng đến hoạt động của nhịp tim…
* Cách xác định nhịp tim trên cơ thể
+ Sử dụng ngón tay trỏ và giữa để đo: Duỗi thẳng ngón tay trỏ và ngón giữa, để sát và song song với nhau (như hình). Không sử dụng ngón tay cái vì ngón cái có mạch riêng.
Cách tìm nhịp tim: Áp sát mặt trong của 2 ngón tay bên này vào mặt trong của cổ tay bên kia – chỗ có những nếp gấp cổ tay (hai tay ngược nhau). Bấm nhẹ vào đó cho đến khi bạn cảm thấy mạch đập. Nếu cần thiết, có thể di chuyển ngón tay xung quanh đó cho đến khi bạn cảm thấy nhịp đập.
- Tìm mạch ở động mạch cảnh: Để tìm được nhịp của động mạch cảnh phía sau cổ: đặt hai ngón tay vào một bên cổ nơi giao giữa khí quản và các cơ lớn ở cổ. Bấm nhẹ cho đến khi bạn cảm thấy nhịp đập.
+ Kiểm tra và ghi lại nhịp tim của bạn: Hãy đeo một chiếc đồng hồ trên tay mà bạn dùng để sờ mạch (như hình). Hãy chú ý tỷ lệ của các nhịp đập, đó chính là số nhịp mỗi phút.
- Nếu bạn không có đồng hồ đeo tay có thể thay thế bằng một chiếc đồng hồ để bàn hoặc báo thức trong tầm mắt để tiện theo dõi. Hệ thống y tế Cleveland Clinic khuyên bạn đếm số nhịp trong 15 giây và nhân với bốn để có được nhịp tim mỗi phút.
- Nhịp tim của bạn là: (nhịp đập trong 15 giây) x 4 = (nhịp tim của bạn). Bạn cũng có thể đếm số nhịp trong 30 giây và nhân 2.
+ Xác định nhịp tim bình thường của bạn: Đối với người lớn, nhịp tim bình thường dao động trong khoảng 60-100 nhịp/phút. Với trẻ dưới 18 tuổi, nhịp tim bình thường là 70-100 nhịp/ phút. Đây là nhịp tim khi nghỉ ngơi. Sau khi đo nhịp tim như hướng dẫn ở trên, hãy so sánh nhịp tim của mình với giới hạn này để biết nhịp tim của bạn có đang ở mức bình thường hay không.
+ Kiểm tra độ mạnh yếu của nhịp tim: Bạn không thể tính toán được độ mạnh yếu của nhịp tim. Đó chỉ có thể là bạn tự cảm thấy nhịp đập "yếu", "mờ nhạt", "mạnh mẽ", hay "vừa phải".
+ Kiểm tra nhịp đập – nhịp bỏ: Đây là một phép đo nhịp đập và nhịp nghỉ. Nếu nhịp tim của bạn ổn định, nó phải đập đều đặn. Nếu bạn phát hiện thấy một nhịp đập trạng thái tĩnh nào đó hay sự bất thường khác thì có thể đó là dấu hiệu cảnh báo của rối loạn nhịp tim.
* Chức năng nhiệm của của tim trong cơ thể
+ Vận chuyển oxy và loại bỏ khí carbon dioxide: Một trong những chức năng quan trọng nhất của hệ thống tuần hoàn là cung cấp oxy đến tất cả các tế bào trong cơ thể. Mỗi tế bào trong cơ thể đòi hỏi một nguồn cung cấp oxy liên tục để sống sót. Bởi vì hầu hết các tế bào không tiếp xúc với không khí, nên hệ thống tuần hoàn phải đảm nhiệm vai trò cung cấp oxy. Khi một người hít vào, không khí đi vào phổi, sau đó oxy được hấp thu qua màng phổi vào máu. Máu giàu oxy sẽ được bơm qua tim đến các mạch máu nhỏ hơn trong cơ thể. Trong các mạch máu nhỏ nhất, được gọi là mao mạch, oxy khuếch tán ra khỏi máu và vào tế bào. Đồng thời, lượng khí carbon dioxide được sản xuất bởi các tế bào được hấp thu trở lại vào máu, sau đó trở về phổi.
+ Vận chuyển chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải: Một chức năng quan trọng thứ hai của hệ thống tuần hoàn là cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cho tất cả các tế bào trong cơ thể. Sau khi thức ăn được tiêu hóa trong dạ dày, chúng được chuyển qua ruột, nơi mà các chất dinh dưỡng từ thức ăn được hấp thu vào máu. Máu cũng hấp thụ glucose, một nguồn năng lượng, từ gan, đó là trung tâm phân phối glucose của cơ thể. Các chất dinh dưỡng và năng lượng này sau đó được vận chuyển đến tất cả các tế bào của cơ thể, tương tự như sự vận chuyển oxy. Máu cũng hấp thụ các chất thải được thực hiện bởi các tế bào, và vận chuyển chúng đến các cơ quan bài tiết để loại bỏ khỏi cơ thể.
+ Chống dịch bệnh: Ngoài các chất dinh dưỡng và oxy, máu cũng mang trong mình tế bào kháng bệnh quan trọng. Các cơ quan của hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như lá lách tạo ra nhiều loại tế bào chuyên biệt có thể tiêu diệt tế bào từ bên ngoài đang cố gắng xâm nhập vào cơ thể. Hệ thống tuần hoàn chịu trách nhiệm vận chuyển các tế bào này từ hệ thống miễn dịch cho tất cả các bộ phận khác của cơ thể.
+ Vận chuyển nội tiết tố: Hormone là những tín hiệu hóa học quan trọng mà cơ thể sử dụng để giao tiếp với chính nó. Hormone kiểm soát nhiều thứ như tăng trưởng, chu kỳ sinh sản và chuyển hóa glucose. Hormone được tạo ra trong một phần của cơ thể, chẳng hạn như não hoặc gan, và sau đó phải được vận chuyển đến một phần khác của cơ thể bằng hệ thống tim mạch để truyền đạt thông điệp của nó.
+ Điều chỉnh nhiệt độ cơ thể: Hệ thống tim mạch cũng đóng một vai trò trong việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Nếu nhiệt độ cơ thể tăng lên quá cao, các mạch máu gần với da giãn ra và tăng kích thước. Khi đó một phần nhiệt độ trong cơ thể sẽ thoát qua da vào không khí. Ngược lại, nếu nhiệt độ cơ thể giảm xuống, các mạch máu co lại, giảm kích thước. Diện tích bề mặt của các mạch máu nhỏ hơn sẽ giúp giữ nhiệt trong cơ thể.
Qua đây bạn đã thấy tim là cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể bạn cần phải biết cách ăn uống bổ sung các chất giúp tim luôn khỏe mạnh.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về nhịp tim trung bình là bao nhiêu. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0989.920.976 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !
Mách bạn:
Bi-Q10, Bi-cozyme là các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch đã trở nên rất quen thuộc và gần gũi đối với bệnh nhân bị bệnh tim mạch.
Bi-Q10 hỗ trợ điều trị:
>> Giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ tai biến tim mạch và xơ vữa động mạch, điều hòa huyết áp, giúp làm giảm cholesterol trong máu,
>> Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim mạch, nâng cao trí lực, dưỡng não.
>> Chống lão hóa, tăng cường miễn dịch miễn dịch, tốt cho mạch máu, da và mắt.
>> Hỗ trợ điều trị suy tim, thường dùng trong các triệu chứng liên quan đến suy tim có sung huyết nhẹ và vừa.
>> Giúp tăng cường hô hấp tế bào cơ tim, làm tim khỏe, ngăn cản virut gây viêm tim. Bi-Q10 làm chậm quá trình phát triển thành bệnh AIDS ở người nhiễm HIV.
>> Giúp điều trị cao mỡ máu, giúp giảm cholesterol máu (trong rối loạn lipid máu) do thiếu hụt Coenzym Q10.
>> Bi-Q10 giúp ổn định và điều hòa huyết áp.
>> Giải phóng năng lượng thừa, ngăn ngừa béo phì và tích mỡ có hại cho phủ tạng
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> TPCN: Bi-Q10 - Bổ tim mạch, chống xơ vữa động mạch - Lọ 100 viên
Bi-Cozyme có công dụng:
- Giúp điều trị chứng đau thắt ngực, mệt mỏi, suy tim
- Phòng chống đột quỵ, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, phình động mạch..
- Người bị cao HA, bệnh mạch vành, các bệnh lý van tim, tiểu đường, béo phì …
- Xơ vữa động mạch, cao mỡ máu, cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch…
- Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent…
- Di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường..
- Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ ….
- Hạ Acid Uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch
- Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép ...
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> TPCN: Bi-Cozyme - Phòng chống đột quỵ, ổn định huyết áp, tai biến
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét