Nhịp tim là gì? Như thế nào gọi là tim đập chậm? Nhịp tim đập chậm có nguy hiểm không và cách khắc phục như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về nhịp tim và bệnh nhịp tim xem thế nào là tim đập nhanh, thế nào là tim đập chậm và nhịp tim đập chậm có nguy hiểm không. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu?
* Nhịp tim là gì?
Nhịp tim là số lần tim đập trên mỗi phút. Nó phụ thuộc vào từng cá nhân, tuổi tác; trọng lượng cơ thể; trạng thái hoạt động như ngồi yên hay di chuyển; các bệnh lý mắc phải; các thuốc đang sử dụng, thậm chí nhiệt độ không khí cũng có thể ảnh hưởng tới nhịp tim. Một yếu tố gắn liền với chúng ta hàng ngày và có tác động đến nhịp tim một cách rõ ràng, dễ nhận biết nhất đó chính là cảm xúc. Khi chúng ta bị kích thích hay sợ hãi, vui mừng hay lo lắng đều có thể làm tăng nhịp tim.
* Nhịp tim bình thường là bao nhiêu?
Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, nhịp tim khi nghỉ ngơi ở người trưởng thành khỏe mạnh dao động trong khoảng từ 60 – 100 nhịp/ phút. Với các vận động viên chuyên nghiệp, nhịp tim có thể duy trì ở 40 – 60 nhịp/ phút.
* Như thế nào gọi là tim đập chậm?
Người trưởng thành khỏe mạnh có nhịp tim đập khoảng 60 – 100 nhịp/phút. Nếu con số này dưới 55 – 60 nhịp/phút thì gọi là nhịp tim chậm. Đối với trẻ em, nhịp đập nhanh hơn người lớn, dao động khoảng 110 – 130 nhịp/phút. Khi tim của trẻ đập dưới 100 nhịp/phút thì được gọi là chậm.
* Như thế nào gọi là tim đập nhanh?
Người trưởng thành khỏe mạnh có nhịp tim đập khoảng 60 – 100 nhịp/phút. Nếu con số này trên 100 nhịp/phút thì gọi là tim đập nhanh.
* Nhịp tim đập chậm có nguy hiểm không?
Tim đập chậm được coi là bình thường ở một số người có thể lực tốt hay khi đang trong giấc ngủ. Nhiều vận động viên thể thao có nhịp tim lúc nghỉ chỉ từ 45 – 60 nhịp/ phút. Tuy nhiên với đa số người khác, nhịp tim chậm khiến cho tim không bơm đủ máu giàu oxy cho cơ thể, dẫn tới nhiều triệu chứng và biến chứng nguy hiểm.
Nếu không được phát hiện điều trị kịp thời, nhịp tim chậm có thể gây ra một số biến chứng do không đủ cung cấp máu đến các cơ quan. Mức độ nghiêm trọng của các biến chứng này phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và sự tổn thương của mô tim, bao gồm:
- Ngất thường xuyên: Các tế bào não đói năng lượng do không đủ máu cung cấp oxy và dinh dưỡng
- Suy tim: Tim đập chậm thường xuyên có thể khiến tim ngày một suy yếu
- Ngừng tim đột ngột hoặc đột tử: Hiếm khi xảy ra
* Các triệu chứng của nhịp tim đập chậm
Bệnh nhịp tim chậm thường không gây triệu chứng rõ nét, trừ khi tim đập dưới 40 – 45 nhịp/ phút. Khi đó, lượng máu giàu oxy đi nuôi cơ thể bị thiếu hụt, đặc biệt là não thiếu oxy dẫn đến các dấu hiệu như: Cảm thấy chóng mặt hoặc lâng lâng, hơi thở ngắn, khó hít sâu, mệt mỏi triền miên, đau tức ngực, đánh trống ngực, bối rối, khó tập trung, tụt huyết áp, xỉu hoặc ngất xỉu
Khi bị đau ngực, khó thở kéo dài hoặc ngất đột ngột, bệnh nhân cần được cấp cứu kịp thời nếu không có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm tính mạng.
Có thể bạn quan tâm:
* Các nguyên nhân gây ra bệnh nhịp tim đập chậm
+ Nhịp tim chậm có thể là hậu quả của rối loạn xung điện kiểm soát hoạt động bơm của tim, do những nguyên nhân như: Tổn thương mô tim do lão hóa, bệnh tim hoặc nhồi máu cơ tim, dị tật tim bẩm sinh, biến chứng sau phẫu thuật tim, suy giáp, mất cân bằng điện giải trong cơ thể, hội chứng ngưng thở khi ngủ, sốt thấp khớp hay lupus…
+ Bên cạnh đó, bệnh nhân tim mạch đang được điều trị cao huyết áp bằng các thuốc gây chậm nhịp tim như chẹn beta giao cảm, chẹn kênh canxi cũng có thể có nhịp chậm.
+ Một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ gây nhịp tim chậm là: tuổi cao, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, căng thẳng kéo dài, lo âu.
+ Nhịp tim chậm do suy nút xoang: Nút xoang là nút phát nhịp tự nhiên của cơ thể. Do nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới suy yếu nút xoang, thường gặp nhất ở những người lớn tuổi khiến tim đập chậm lại do xung điện được giải phóng chậm hơn bình thường, hoặc xung điện bị chặn trước khi gây co tâm nhĩ.
+ Nhịp tim chậm do block tim: Block tim hay block nhĩ thất là tình trạng gián đoạn hoàn toàn, hoặc gần như hoàn toàn xung điện qua bộ nối nhĩ thất, từ đó gây triệu chứng tim đập chậm và không đều. Có nhiều dạng block tim khác nhau, đó có thể là bolck một phần, hoàn toàn, block độ I, độ II và độ III. Thông thường block tim rất ít được điều trị, nhưng nếu nó đi kèm với các bệnh tim mạch khác như mạch vành, huyết áp, hoặc thường xuyên có triệu chứng mệt mỏi, choáng váng, đau đầu, đau tức ngực thì cần sớm được điều trị.
* Cách khắc phục bệnh tim đập chậm
+ Người bệnh cần có một chế độ sinh hoạt khoa học, bổ sung thực phẩm tốt cho tim mạch, luyên tập thể dục thường xuyên, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý,… Khám sức khỏe định kì là hoạt động cần thiết nhằm theo dõi tiến triển của bệnh và có phương pháp điều chỉnh kịp thời.
+ Bệnh tim đập chậm gây nguy hiểm là do chứng nghẽn tim hoặc do cơ tim bị thương tổn khi nhồi máu, vì thế các biện pháp làm chậm tiến trình xơ vữa động mạch như ngưng hút thuốc lá, kiểm soát huyết áp, tình trạng mỡ máu và luyện tập thể lực thường xuyên tỏ ra có vai trò trong phòng ngừa nhịp tim chậm. Các bạn có thể bổ sung các sản phẩm như Bi-Q10, Bi-Cozyme giúp bạn có 1 trái tim khỏe và hệ mạch khỏe hơn giúp tim đập nhanh hơn, đẩy máu tốt hơn.
Mách bạn:
Bi-Q10 – Sức khỏe tim mạch cho mọi nhà
Bi-Q10 hiệu quả cao và an toàn cho:
- Người bị các bệnh về tim mạch: suy tim, thiếu máu cơ tim,…
- Người bị xơ vữa động mạch, bệnh cơ tim
- Người bị động mạch vành
- Người bị bệnh tim mạn tính, rối loạn nhịp tim
Bi-Q10 - Giúp chống các gốc tự do, chống xơ vữa động mạch, cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng cường sinh lực, sức bền, chống lão hóa, kéo dài sự trẻ trung cho người bình thường.
Chi tiết xem tại Website: TPCN: Bi-Q10 - Bổ Tim Mạch, cải thiện sức khỏe tim mạch - Lọ 60 viên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét