Bạn bị bệnh mạch vành, bạn muốn đi thăm khám, bạn được chỉ định chụp mạch vành. Bạn đang phân vân với câu hỏi chụp mạch vành có nguy hiểm không. Chụp mạch vành là thủ thuật sử dụng hình ảnh tia X để quan sát mạch máu của tim. Chụp động mạch vành giúp chẩn đoán các bệnh về tim mạch. Xét nghiệm này thường được thực hiện để xem lưu lượng máu di chuyển đến tim có bị hạn chế không. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem chụp mạch vành có nguy hiểm không.
* Chụp mạch vành có nguy hiểm không
Chụp động mạch vành là một phương pháp hiện đại có độ chính xác cao, được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán và hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành. Phương pháp này có thể giúp bác sĩ xác định chính xác được vị trí và mức độ tắc hẹp của động mạch vành, từ đó đưa ra được phác đồ hỗ trợ điều trị tối ưu cho người bệnh.
Thông thường ở độ tuổi của bạn kèm theo các dấu hiệu đau thắt ngực có khả năng là mắc bệnh mạch vành. Vì thế bạn cần phải thăm khám sớm để được chẩn đoán chính xác. Có nhiều phương pháp để chẩn đoán bệnh mạch vành như: điện tâm đồ, siêu âm tim, nghiệm pháp gắng sức, chụp mạch vành,… Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có chỉ định xem bạn có cần chụp mạch vành hay không.
Trong trường hợp, bạn bị rối loạn nhịp tim, chụp CT sẽ gây ảnh hưởng nhiều, khi đó có thể sẽ được bác sĩ chỉ định chẩn đoán bằng phương pháp DSA (là phương pháp chẩn đoán hình ảnh kết hợp giữa việc chụp X-quang và xử lý số, sử dụng thuật toán để xóa nền trên 2 ảnh thu nhận được ) thì an toàn hơn.
Phản ứng phụ của chụp động mạch vành mà người bệnh có thể gặp phải sau thủ thuật này bao gồm đau ngực nhẹ, tim đập nhanh hơn, bầm tím và sưng ở nơi đặt ống thông, thường ở cổ tay hoặc ở bẹn.Sau khi chụp động mạch vành bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ngực hơn một chút và tim đập nhanh hơn. Chụp động mạch vành là một thủ thuật an toàn, rất hiếm khi có biến chứng xảy ra. Một số ít các biến chứng có thể gặp phải bao gồm:
- Xuất huyết dưới da
- Đau tim hoặc đột quỵ
- Sốc phản vệ với thuốc gây tê
- Dị ứng với thuốc nhuộm mạch
- Chảy máu trong và sau khi thực hiện
- Nhiễm trùng vết mổ hoặc nhiễm trùng máu
- Tổn hại thận khi bài tiết thuốc nhuộm ra khỏi máu
- Rối loạn nhịp tim, thường kết thúc sau khi thực hiện thủ thuật
Tuy nhiên khi bác sĩ đã chỉ định cho bạn dùng phương pháp này thì bạn cũng không nên quá lo lắng vì bác sĩ đã xem xét tình trạng của bạn trước rồi.
* Những lời khuyên bổ ích cho người mắc bệnh mạch vành
+ Hạn chế rượu bia và ngừng hút thuốc lá.
+ Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng.
+ Luyện tập thể dục mỗi ngày ( dưỡng sinh, đi bộ, xe đạp,…).
+ Kiểm tra sức khỏe định kì tại các cơ sở y tế, ít nhất 6 tháng 1 lần.
+ Hạn chế ăn mặn: mỗi ngày chỉ nên dùng < 6g/ngày ~ 1 thìa cà phê muối.
+ Nên ăn nhiều trái cây, rau xanh để cung cấp chất xơ và đào thải cholesterol xấu.
+ Hạn chế ăn đồ béo ngậy, đồ ngọt nhiều đường để kiểm soát lượng đường trong máu.
+ Luôn giữ tinh thần lạc quan, yêu đời, tránh căng thẳng… Giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
+ Nên hạn chế ăn đồ ăn chứa nhiều mỡ, chất béo… Nên dùng dầu thực vật thay cho mỡ động vật, bơ… nhằm kiểm soát cholesterol bảo vệ tim và ngăn chặn bệnh mạch vành.
+ Khuyến khích ăn cá (cá thu, cá ngừ, cá mòi…). Nên ăn thịt màu trắng ( thịt gà, chim, vịt) thay cho thịt màu đỏ ( thịt bò, heo) nhằm bổ sung omega-3 và cholesterol tốt cho cơ thể.
Có thể bạn quan tâm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét