Nhịp tim ở từng lứa tuổi là khác nhau từ trẻ em, người lớn và người gìa đều khác nhau. Nhịp tim bình thường của người già là bao nhiêu là câu hỏi của nhiều người. Nhịp tim là một trong những yếu tố giúp chúng ta xác định được tim của con người có đang hoạt động một cách bình thường hay không, có gặp phải căn bệnh nào đó liên quan đến tim hay không. Nhịp tim cũng phụ thuộc vào yếu khác nhau như độ tuổi, môi trường sống, cường độ lao động.
* Nhịp tim bình thường của người già là bao nhiêu?
Đối với người trưởng thành, nhịp tim bình thường khi nghỉ từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút. Với người càng khỏe mạnh thì nhịp tim càng thấp. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa cứ nhịp tim thấp là tất cả những người đó đều khỏe mạnh vì chúng còn có thể là nguyên nhân của nhiều căn bệnh khác. Đặc biệt với những người lớn tuổi hay mắc các bệnh lý người cao tuổi thì có nhịp tim không ổn định, lúc tăng lúc giảm đặc biệt là khi vận động hoặc bị sốc tinh thần. Mọi người có thể đo nhịp tim của mình dựa theo thông số và kết quả của báo cáo hiệp hội sức khỏe quốc tế dưới đây:
Trẻ sơ sinh: 120-160 nhịp/ phút.
Trẻ nhỏ từ 1 -12 tháng tuổi: 80-140 nhịp/ phút.
Trẻ nhỏ từ 1 đến 2 năm: 80-130 nhịp/ phút.
Trẻ nhỏ từ 2 đến 6 tuổi: 75-120 nhịp/ phút.
Trẻ nhỏ từ 7 đến 12 tuổi: 75-110 nhịp/ phút.
Người lớn trên 18 tuổi: 60-100 nhịp/ phút.
Vận động viên, người tập thể hình: 40-60 nhịp/ phút.
Vậy nhịp tim bình thường của người già dao động ở mức 60 – 100 nhịp/ phút.
* Cách xác định nhịp tim của người già
Để đo nhịp tim của cơ thể, bạn có thể thực hiện nhiều cách khác nhau. Đặc biệt với thời đại tiên tiên phát triển như hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các thiết bị đo nhịp tim của con người một cách chính xác. Tuy nhiên, nếu như bạn không có các thiết bị đó, bạn có thể thực hiện đo nhịp tim một cách thủ công và khá đơn giản tại nhà bằng cách sau:
+ Bạn kiểm tra mạch đập trên cổ tay của mình ra sao bằng cách thực hiện đặt ngón trỏ và ngón tay giữa trên cổ của mình. Vị trí đặt ở cạnh khí quản nơi giữa cổ cách đều 2 bên từ 1 đến 2 cm. Tại đây, bạn hãy đếm nhịp đập của mạch là bao nhiều lần trên một phút sẽ tương ứng với nhịp tim của bạn.
+ Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra nhịp đập của mạch ở cổ tay bằng cách đặt 2 ngón tay vào vị trí giữa xương và gân ở cổ tay, nơi mà có phía bên trên là nếp gấp cổ tay khoảng 2 cm, phía bên ngón cái của cổ tay là có thể đếm được mạch đập trong cơ thể tương ứng với nhịp tim của bạn.
Kiểm tra và ghi lại nhịp tim của bạn: Nhịp tim của bạn là: (nhịp đập trong 15 giây) x 4 = (nhịp tim của bạn). Bạn cũng có thể đếm số nhịp trong 30 giây và nhân 2.
* Rối loạn nhịp tim phải làm sao?
Rối loạn nhịp tim được phát hiện qua thăm khám và được ghi lại bằng điện tâm đồ. Việc chẩn đoán không phải lúc nào cũng dễ dàng và chuẩn xác. Rối loạn nhịp thường xuất hiện theo cơn, có thể kéo dài một vài phút và không theo chu kỳ nhất định nên có khi tại thời điểm khám, nhịp tim của bạn đã trở về bình thường. Vì vậy, trên thực tế nhiều trường hợp bị chẩn đoán nhầm với bệnh khác, nhất là trẻ nhỏ dễ bị nhầm với chứng động kinh, vì có chung triệu chứng ngất xỉu đột ngột.
Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường về nhịp tim, bạn nên đến gặp bác sĩ. Để cuộc thăm khám được chuẩn xác, bạn cần chuẩn bị một số nội dung như tìm hiểu những yêu cầu hạn chế ăn, uống trước khi đi khám, vì có liên quan đến tính chính xác của kết quả xét nghiệm máu; viết ra các triệu chứng bạn đang gặp phải, bao gồm cả những tình huống tưởng chừng không liên quan đến rối loạn nhịp tim vì điều này giúp các bác sĩ đánh giá tổng quan sức khỏe của bạn. Bạn cũng cần ghi lại thông tin cá nhân, bao gồm cả lịch sử bệnh của gia đình (bệnh tim, tiểu đường) và những sự kiện liên quan làm thay đổi cuộc sống gần đây. Những thông tin này có thể giúp các bác sĩ tìm ra hay loại trừ các nguyên nhân gây loạn nhịp ngoài tim; liệt kê tất cả các loại thuốc mà bạn đang dùng. Những điều tưởng như đơn giản lại có thể giúp các bác sĩ tìm được nguyên nhân gây loạn nhịp tim từ thuốc điều trị.
Bạn cũng cần chuẩn bị một số câu hỏi để hỏi bác sĩ như về nguyên nhân gây bệnh, những yếu tố làm triệu chứng nặng hơn; những xét nghiệm cần làm; chuẩn bị trước xét nghiệm; phương pháp trị bệnh thích hợp; thay đổi chế độ ăn uống, hoạt động thể chất phù hợp; tái khám để sàng lọc bệnh tim...
Tùy theo nguyên nhân, các bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc can thiệp tim mạch hay phẫu thuật để kiểm soát nhịp tim và làm giảm các triệu chứng, biến chứng. Bạn cũng có thể quản lý tốt những yếu tố nguy cơ bằng cách bỏ thuốc lá, điều trị tốt bệnh mạch vành, huyết áp cao, kiểm soát cholesterol, giảm trọng lượng thừa, áp dụng chế độ ăn có lợi cho tim và thường xuyên luyện tập thể chất là biện pháp làm ổn định nhịp tim.
Mách bạn:
Bi-Q10, Bi-cozyme là các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch đã trở nên rất quen thuộc và gần gũi đối với bệnh nhân bị bệnh tim mạch.
Bi-Q10 hỗ trợ điều trị:
>> Giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ tai biến tim mạch và xơ vữa động mạch, điều hòa huyết áp, giúp làm giảm cholesterol trong máu,
>> Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim mạch, nâng cao trí lực, dưỡng não.
>> Chống lão hóa, tăng cường miễn dịch miễn dịch, tốt cho mạch máu, da và mắt.
>> Hỗ trợ điều trị suy tim, thường dùng trong các triệu chứng liên quan đến suy tim có sung huyết nhẹ và vừa.
>> Giúp tăng cường hô hấp tế bào cơ tim, làm tim khỏe, ngăn cản virut gây viêm tim. Bi-Q10 làm chậm quá trình phát triển thành bệnh AIDS ở người nhiễm HIV.
>> Giúp điều trị cao mỡ máu, giúp giảm cholesterol máu (trong rối loạn lipid máu) do thiếu hụt Coenzym Q10.
>> Bi-Q10 giúp ổn định và điều hòa huyết áp.
>> Giải phóng năng lượng thừa, ngăn ngừa béo phì và tích mỡ có hại cho phủ tạng
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> TPCN: Bi-Q10 - Bổ tim mạch, chống xơ vữa động mạch - Lọ 100 viên
Bi-Cozyme có công dụng:
- Giúp điều trị chứng đau thắt ngực, mệt mỏi, suy tim
- Phòng chống đột quỵ, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, phình động mạch..
- Người bị cao HA, bệnh mạch vành, các bệnh lý van tim, tiểu đường, béo phì …
- Xơ vữa động mạch, cao mỡ máu, cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch…
- Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent…
- Di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường..
- Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ ….
- Hạ Acid Uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch
- Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép ...
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> TPCN: Bi-Cozyme - Phòng chống đột quỵ, ổn định huyết áp, tai biến
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét