Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2019

Huyết áp và nhịp tim bình thường là bao nhiêu


Bạn nghi ngờ bị bệnh tim mạch, huyết áp, bạn đang phân vân với câu hỏi huyết áp và nhịp tim bình thường là bao nhiêu và cách phòng bệnh. Tim mạch và huyết áp là bệnh lý thường liên quan đến nhau. Huyết áp cao là căn bệnh nguy hiểm biến chứng của nó có thể gây ra tai biến mạch máu não, đột quỵ. Rối loạn nhịp tim có thể gây ra đột quỵ, ngừng tim, suy tim những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng con người. Vậy tìm hiểu về bệnh huyết áp và nhịp tim là việc các bạn nên quan tâm.
huyết áp và nhịp tim bình thường là bao nhiêu và cách phòng bệnh
* Huyết áp là gì?
Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch.
Ở người bình thường, huyết áp ban ngày cao hơn ban đêm, huyết áp hạ xuống thấp nhất vào khoảng 1-3 giờ sáng khi ngủ say và huyết áp cao nhất từ 8 – 10 giờ sáng. Khi vận động, gắng sức thể lực, căng thẳng thần kinh hoặc khi xúc động mạnh đều có thể làm huyết áp tăng lên. Và ngược lại, khi cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, huyết áp có thể hạ xuống.
Khi bị lạnh gây co mạch, hoặc dùng một số thuốc co mạch hoặc thuốc co bóp cơ tim, ăn mặn có thể làm huyết áp tăng lên. Ở môi trường nóng, ra nhiều mồ hôi, bị tiêu chảy… hoặc dùng thuốc giãn mạch có thể gây hạ huyết áp.
* Huyết áp bình thường là bao nhiêu?
Huyết áp được thể hiện bằng 2 chỉ số:
+ Huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu hoặc ngắn gọn là số trên), bình thường từ 90 đến 139 mm Hg (đọc là milimét thuỷ ngân).
+ Huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương hoặc ngắn gọn là số dưới), bình thường từ 60 đến 89 mm Hg.
huyết áp và nhịp tim bình thường là bao nhiêu và cách phòng bệnh
* Huyết áp như thế nào thì nguy hiểm
Chỉ số huyết áp được coi là báo động ở mức nguy hiểm là huyết áp tâm thu trên 160 mm hg và huyết áp tâm trương trên 100 mm hg. Nếu huyết áp của bạn đang ở chỉ số này thì cần phải đến gặp ngay bác sĩ để kiểm soát tốt chỉ số huyết áp, vì huyết áp tăng cao rất dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận và thậm chí là tử vong.
Vậy chỉ số huyết áp tâm thu trên 160 mm hg và huyết áp tâm trương trên 100 mm hg được cho là nguy hiểm. Nếu ở các chỉ số này thì nên đi khám để biết tình hình chính xác bệnh lý như thế nào và có hướng điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
* Nhịp tim là gì?
Nhịp tim là số lần tim đập trên mỗi phút. Nó phụ thuộc vào từng cá nhân, tuổi tác; trọng lượng cơ thể; trạng thái hoạt động như ngồi yên hay di chuyển; các bệnh lý mắc phải; các thuốc đang sử dụng, thậm chí nhiệt độ không khí cũng có thể ảnh hưởng tới nhịp tim. Một yếu tố gắn liền với chúng ta hàng ngày và có tác động đến nhịp tim một cách rõ ràng, dễ nhận biết nhất đó chính là cảm xúc. Khi chúng ta bị kích thích hay sợ hãi, vui mừng hay lo lắng đều có thể làm tăng nhịp tim.
Nhưng tất cả yếu tố trên đều được dung hòa để đưa nhịp tim ổn định lại nhờ sự phối hợp nhịp nhàng của hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh tim, hệ mạch và các chất trung gian hóa học để làm cho cơ tim hoạt động hiệu quả trở lại.
huyết áp và nhịp tim bình thường là bao nhiêu và cách phòng bệnh
* Nhịp tim bình thường là bao nhiêu?
Nhịp tim khi nghỉ của một người trưởng thành khỏe mạnh dao động trong khoảng từ 60-100 nhịp/phút. Nằm ngoài khoảng này được gọi là rối loạn nhịp tim. Ngoại trừ một số trường hợp như trẻ nhỏ nhịp có thể trên 100 nhịp/phút hoặc các vận động viên, những người thường xuyên tập thể dục thể thao, nhịp có thể dưới 60 nhịp/phút nhưng tim vẫn bơm máu hiệu quả.
* Nhịp tim như thế nào thì nguy hiểm
Nhịp tim bình thường là 60 – 100 nhịp. Nếu nhịp tim mà ở dưới mức 60 và trên 100 nhịp thì gọi là rối loạn nhịp tim nhanh chậm. Nếu hiện tượng này ít xảy ra và thường xảy ra những lúc bạn đang hồi hộp hoặc đang tập thể dục, đang làm việc nặng thì không có gì đáng ngại. Còn nếu nhịp tim mà cứ rối loạn liên tục thì đó lại là biểu hiện của bệnh lý về tim mạch và có các biến chứng nguy hiểm như:
- Ngất xỉu: khả năng ngất xỉu khi bị nhịp tim nhanh, tim đập nhanh là rất lớn, nhất là đối với những bệnh nhân thường xuyên lao động quá sức. Đây được xem là 1 trong những dấu hiệu của bệnh tim mạch, hở van tim hay bệnh lý tim bẩm sinh.
- Ngừng tim: Tim đập nhanh có một vài trường hợp gây ngừng tim ở người bệnh, đây tuy là biến chứng hiếm gặp, tuy nhiên không phải không sảy ra. Hiện tượng thường xuyên đánh trống ngực rất có thể gây ngừng tim.
- Suy tim: Biến chứng thường gặp nhất của nhịp tim nhanh là suy tim. Do tim đập nhanh nên hiệu quả hoạt động của tim không hiệu quả trong một thời gian dài, và đó là nguyên nhân khiến cho chất lượng của quả tim bị suy giảm.
- Đột quỵ: Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh nhịp tim nhanh đó là gây đột quỵ, nguy cơ đột quỵ ở người bệnh này thường không được báo trước, bởi khi bị đánh trống ngực, tim sẽ rung thay vì đập đúng cách, do đó rất dễ gây ra những cục máu đông di chuyển đến não và gây đột quỵ.
huyết áp và nhịp tim bình thường là bao nhiêu và cách phòng bệnh
* Cách phòng bệnh huyết áp và tim mạch
+ Theo dõi và kiểm soát tốt hàm lượng cholesterol trong máu: Khi hàm lượng cholesterol trong máu tăng lên quá cao, bám vào thành động mạch, lâu ngày làm cho lòng động mạch hẹp lại, gây tắc nghẽn động mạch, ngăn chặn dòng máu đến nuôi tim, gây bệnh nhồi máu cơ tim và các biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, để phòng bệnh tim mạch, cần phải theo dõi và kiểm soát tốt hàm lượng cholesterol trong máu bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn ít ít chất béo bảo hòa và các chất mỡ, ngọt, ăn các thực phẩm có nhiều chất xơ, cá, rau củ và dầu thực vật, luyện tập thể dục đều đặn giúp duy trì cân nặng cơ thể bình thường và phòng bệnh béo phì.
+ Theo dõi và kiểm soát tốt huyết áp: Cần theo dõi và kiểm soát tốt chỉ số huyết áp, không để huyết áp tăng cao. Vì khi huyết áp tăng cao, dễ khiến cho các chất mỡ đọng lại trên lớp vách mỏng của các động mạch, đòi hỏi tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu, điều này làm tim mau mệt, có thể gây ra những cơn đau tim và bị ngất xỉu. Để phòng bệnh tim mạch cần theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên. Nếu bị bệnh cao huyết áp cần có biện pháp chữa trị tốt.
+ Không hút thuốc lá: Những chất độc hại trong thuốc lá dễ làm tổn thương các mạch máu và tim, gây xơ vữa động mạch. Chất nicotin trong thuốc lá làm cho tim đập nhanh, huyết áp tăng cao, làm cho các chất mỡ tích tụ lại và đóng thành cục, gây tắc nghẽn mạch. Vì vậy chúng ta không nên hút thuốc là để tim mạch luôn khỏe mạnh.
+ Chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe: Chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe, giúp bảo vệ tim mạch tốt hơn. Bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, chế biến sạch sẽ phù hợp, ăn ít chất béo, dầu mỡ chiên rán nhiều, nên ăn cá, thịt nạc, các loại rau củ... và các loại dầu thực vật tốt cho tim.
+ Phòng bệnh béo phì, giữ cân nặng đạt chuẩn: Những người bị bệnh béo phì dễ mắc bệnh tim vì tim phải làm việc nhiều hơn để nuôi khối tế bào to lớn của cơ thể. Lâu dần, tim sẽ suy yếu. Vì vậy, để phòng bệnh tim cần thực hiện chế độ ăn uống và luyện tập giúp giữ cân nặng đạt chuẩn, tránh bệnh béo phì.
huyết áp và nhịp tim bình thường là bao nhiêu và cách phòng bệnh
+ Luyện tập thể dục thể thao điều độ: Luyện tập thể dục thể thao điều độ giúp điều hòa huyết áp, tim mạch, giúp tim co bóp tốt hơn. Nên chọn những môn thể dục phù hợp với sức khỏe của mỗi người và luyện tập đều đặn mỗi ngày.
+ Biện pháp không thể thiếu giúp phòng và điều trị bệnh bạn nên dùng thực phẩm chức năng bổ tim mạch, huyết áp mỗi ngày để có hệ tim mạch huyết áp tốt nhất.
Mách bạn:
Bi-Cozyme – Phòng chống đột quỵ - Ổn đinh huyết áp – Các bệnh lý về tim mạch
bi-cozyme
Bi-Cozyme hiệu quả cao và an toàn cho:
- Người bị nhồi máu cơ tim, cục máu đông.
- Người bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch
- Người bị tai biến mạch máu não, động mạch vành.
- Người bị các bệnh về tim mạch: suy tim, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim,…
Bi-cozyme - Giúp chống các gốc tự do. Hỗ trợ hạn chế sự hình thành các cục máu đông. Hỗ trợ chống xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, nhồi máu cơ tim, cải thiện di chứng sau tai biến mạch máu…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mỡ máu cao kiêng ăn gì tốt cho bệnh

Bạn bị mỡ máu cao, bạn muốn tìm cách ăn kiêng, bạn chưa biết cách nào? Mỡ máu cao kiêng ăn gì tốt cho bệnh là câu hỏi của nhiều người. B...