* Mỡ máu cao là gì? Thực chất mỡ máu cao là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu. Đó là tình trạng tăng nồng độ các chấtmỡ trong máu bao gồm Cholesterol toàn phần, cholesterol (LDL), triglyceride, và giảm các Cholesterol tốt như: HDL- cholesterol.
* Mỡ máu cao nên ăn gì?
Lượng mỡ trong máu tăng cao liên quan chặt chẽ với chế độ ăn uống của chính bạn. Cách điều trị đơn giản và hiệu quả nhất là điều chỉnh ngay trong bữa ăn hàng ngày của gia đình. Theo lời khuyên của các bác sĩ dành cho bệnh nhân máu nhiễm mỡ, để chữa trị bệnh máu nhiễm mỡ không có thuốc nào tốt bằng 1 chế độ ăn uống kiêng cử và hợp lý. Có nhiều thực phẩm gây hại, làm tăng mỡ máu, cũng có nhiều thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, giúp giảm lượng mỡ trong máu, như táo, cá hồi, cá chép.
Những người bị mỡ trong máu cao cần biết kiểm soát ăn uống một cách nghiêm khắc. Nên ăn những loại thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol thấp như rau xanh, các sản phẩm được làm từ đậu, thịt nạc thăn… Đặc biệt là nên ăn những loại rau xanh có chứa nhiều chất xơ. Chỉ có như vậy thì mới làm giảm được sự hấp thụ của đường ruột đối với cholesterol.
>> Nên ăn nhạt vì thức ăn này có lợi cho sức khoẻ và bệnh tim. Kiêng thức ăn có nồng độ chất béo cao, nên ăn những thức ăn ít chất béo như cá, đậu phụ, đỗ tương.
>> Nên ăn thực phẩm có nhiều tác dụng giảm mỡ trong máu như: Gừng, chế phẩm đậu sữa, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, ba ba, trà, dầu ngô.
>> Tăng lượng chất xơ trong bữa ăn, đặc biệt là dưới dạng hòa tan. Những thức ăn có nhiều chất xơ hòa tan là gạo lứt, các hạt họ đậu, đậu lăng, lúa mạch, rau, trái cây (táo, lê, ổi, mận, cam, bưởi). Các thức ăn này làm giảm lượng chất béo và cholesterol được hấp thụ vào cơ thể, giúp “trục xuất” các muối mật ra ngoài.
>> Nạp đủ axit folic: Nếu hàm lượng axit này trong máu quá thấp thì hàm lượng homocystein sẽ tăng, dẫn đến nguy cơ bị bệnh tim. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo nên nạp mỗi ngày 400 microgram axit folic qua các thực phẩm như rau chân vịt, nước ép trái cam, bánh mì, lạc, đậu trắng và mầm lúa mì.
>> Nên dùng dầu ô liu, dầu cải, dầu ngô, dầu hạt rum, dầu đậu nành và dầu hướng dương. Đây là những loại dầu có tác dụng làm hạ mức cholesterol. Điều cần lưu ý là tổng tất cả các loại chất béo nói trên đều không được vượt quá 30% lượng calo cho phép.
>> Ăn nhiều cá (mỗi tuần vài ba lần) để thu nhận axit béo hệ Omega-3, có tác dụng bảo vệ tim mạch. Cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích và cá thu có nhiều axit béo loại này.
>> Ăn nhiều rau quả và trái cây tươi loại ít ngọt (khoảng 500g mỗi ngày), nên ăn trái cây nguyên cả xác hơn là ép lấy nước uống.
>> Ăn nhiều tỏi
>> Nếu ăn thịt, nên chọn các loại thịt nạc không lẫn mỡ, da và gân.
>> Nếu ăn tôm, cua, ghẹ… nên bỏ phần gạch.
>> Mỗi tuần chỉ nên dùng 2 quả trứng gà hoặc vịt.
>> Nên uống thật nhiều nước trong ngày (kể cả nước lá chè xanh).
* Mỡ máu cao nên kiêng gì?
>> Người bị máu nhiễm mỡ nên ăn ít chất béo: Để giảm cholesterol trong máu, chế độ ăn chỉ được cung cấp dưới 30% calo từ chất béo:
+ Tránh ăn mỡ động vật (mỡ lợn, bơ, mỡ bò…) và kem sữa bò: Những thực phẩm này chứa nhiều chất béo no, những chất rất dễ làm tắc động mạch. Cách tốt nhất là chọn toàn thịt nạc, nếu ăn thịt gia cầm thì nên bỏ da. Nếu dùng các thức ăn từ sữa thì nên chọn loại đã tách kem (còn gọi là sữa gầy). Ngay cả sữa chua hay pho mát cũng nên chọn loại làm từ sữa gầy hoặc sữa có hàm lượng chất béo chỉ 1-2%.
+ Tránh dùng dầu cọ hay dầu dừa. Không chỉ tồn tại riêng lẻ, các loại dầu này có mặt trong kem thực vật để uống với cà phê (coffee creamers, coffee mate), bánh kem, kẹo chocolate…
+ Tránh các thức ăn như bơ thực vật dạng thỏi và bánh, bánh nướng lò, sản phẩm dạng rán như khoai tây rán, mì ăn liền và nhiều thức ăn công nghiệp chế biến sẵn khác. Trong những thức ăn này có axit béo dạng trans, có thể làm tăng lượng cholesterol máu. Để tránh axit này, nếu muốn phết bơ lên bánh mì hãy chọn loại bơ thực vật mềm.
>> Không nên ăn tối quá muộn với thức ăn nhiều đạm vì rất khó tiêu hoá và sẽ làm lượng cholesterol đọng trên thành động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch.
>> Ít ăn thịt đỏ, ăn nhiều cá, rau quả: Giới hạn lượng thịt đỏ (bò, ngựa, trâu, cừu) tiêu thụ dưới 255 g/tuần.
* Những người có nguy cơ mỡ máu cao:
>> Thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, uống nhiều rượu, ăn nhiều thức ăn có chứa chất béo sẽ làm tăng lượng triglycerid trong máu là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh mỡ máu cao.
>> Bên cạnh đó bệnh mỡ máu cao còn do biến chứng của các bệnh như: đái tháo đường, hội chứng thận hư, tăng urê máu, suy tuyến giáp, bệnh gan, nghiện rượu, uống thuốc tránh thai, một số thuốc tim mạch như thuốc ức chế bêta giao cảm, nhóm thuốc lợi tiểu thiazid. (chiếm khoảng 10% nguyên nhân gây bệnh máu nhiễm mỡ).
* Mỡ máu cao có gây chết người không?
Câu trả lời là có nếu không được điều trị kịp thời. Bởi mỡ máu cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi hình thành các mảng xơ vữa ở thành mạch máu, gây hẹp lòng mạch, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, thiếu máu não… Nặng nề hơn nữa là vỡ các mảng xơ vữa làm lấp mạch não (đột quỵ) hoặc nhồi máu cơ tim có thể dẫn đến tàn phế hoặc tử vong. Tăng triglyceride sẽ làm gan nhiễm mỡ, đề kháng insulin dễ dẫn đến bệnh đái tháo đường. Ngoài ra nếu Triglyceride quá cao ( >1000mg/dl) có thể gây ra viêm tuỵ cấp.
* Người gầy có bị mỡ máu cao không?
Người gầy cũng có thể bị mỡ máu cao. Mỡ máu cao thực chất là tình trạng rối loạn lipit máu. Tình trạng rối loạn này có thể xảy ra với bất kỳ ai, tuy nhiên những người béo phì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người gầy. Người gầy nếu có chế độ ăn uống không lành mạnh: sử dụng rượu bia, hút thuốc, ăn nhiều nội tạng động vật sẽ có khả năng mắc bệnh máu nhiễm mỡ cao. Chính vì thế người gầy cũng không nên chủ quan, nên đi khám sức khỏe định kỳ để nếu có bệnh có thể phát hiện sớm.
* Cách điều trị mỡ máu cao
Có bệnh phải chữa trị đó là điều đương nhiên, nhưng trước khi chữa trị các căn bệnh nói chung và bệnh mỡ máu cao nói riêng, người bệnh trước tiên nên tìm hiểu qua những thông tin cơ bản về bệnh đặc biệt là nguyên nhân gây bệnh có thể hiểu hơn về căn bệnh mà bản thân đang gặp phải. Và một việc làm cũng cần thiết không kém đó là đi kiểm tra sức khỏe để xác định mức độ và tình trạng bệnh của bản thân ra sao. Sau đó là việc tìm cách điều trị bệnh.
Hiện nay với nền y học hiện đại và tiên tiến, việc tìm một loại thuốc trong điều trị bệnh không có gì quá khó khăn, thuốc điều trị mỡ máu cao cũng vậy. Thị trường dược phẩm có nhiều nhóm thuốc có thể đưa được chỉ số mỡ máu về mức ổn định, có thể kể đến một số nhóm thuốc như: nhóm fibat, nhóm statin, nhóm resin và nhóm niacin, đây là những nhóm thuốc được sản xuất bằng các phản ứng hóa học nên khi sử dụng sẽ gặp phải một số tác dụng phụ hoặc không thích hợp sử dụng cho một số người.
Điều trị mỡ máu cao bằng thực phẩm chức năng an toàn và không có tác dụng phụ. Nổi trội của dòng sản phẩm này như Bi-Cozyme và Bi-Q10,… Là các sản phẩm giúp điều trị mỡ máu tốt nhất.